Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

6 tháng đầu năm 2022 Bộ TT&TT đã ngăn chặn, gỡ bỏ nhiều thông tin xấu độc trên các nền tảng xã hội
Ngày cập nhật 24/08/2022

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, từ 01/01/2022 đến 30/6/2022: Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 1.374 bài viết có nội dung thông tin xấu độc (tỷ lệ 91%). Đặc biệt, trong năm 2022, Facebook đã chấp nhận gỡ bỏ 16 hội, nhóm (group) có nội dung không lành mạnh và nội dung độc hại với trẻ em như Hội những người vỡ nợ thích làm liều, Hội những người muốn tự tử...

Bên cạnh đó, Google cũng đã gỡ 5.363 videos vi phạm trên Youtube (tỷ lệ 95%). Đáng chú ý, vào tháng 3/2022, Youtube đã ngăn chặn 05 kênh Youtube phản động khỏi truy cập từ lãnh thổ Việt Nam (khoảng 1.500 video).

Cùng với Facebook, Goole thì Tiktok cũng đã chặn, gỡ: 182 videos vi phạm (tỷ lệ 90%). Ngoài ra, Tiktok đã tự chủ động rà quét, ngăn chặn 800 video có nội dung xấu độc trên nền tảng của mình.

Để ngăn chặt triệt để tình trạng này, Bộ TT&TT đã cho sử dụng hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát Không gian mạng quốc gia để giám sát, rà quét liên tục 24/7 trên không gian mạng, nhờ đó phát hiện và cảnh báo kịp thời cho 63 tỉnh/thành phố các tin giả, thông tin xấu độc liên quan đến từng địa phương để nhanh chóng xử lý.

Trước đó, năm 2021 đến nay, Bộ TT&TT (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) đã ban hành 02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xúc phạm uy tín, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội với tổng số tiền phạt 27,500, 000 đồng; Các Sở TT&TT đã ban hành 93 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin điện tử, mạng xã hội với tổng số tiền 1,084,000,000 đồng.

Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã giao các đơn vị chức năng tăng cường theo dõi giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm các thông tin không đúng sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân trên mạng, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội, đồng thời tiến hành chủ động xử lý, ngăn chặn gỡ bỏ và đấu tranh yêu cầu gỡ bỏ đối với các nền tảng xuyên biên giới:

Bên cạnh đó, những trường hợp xác định được nhân thân: Bộ TT&TT đã phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nhiều trường hợp người dùng mạng xã hội Youtube, Facebook vi phạm, trong đó đáng chú ý như: Xử phạt kênh Youtube Hoàng Anh-Timmy tại Thành phố Hồ Chí Minh, kênh Hưng blog, Hưng troll tại Bắc Giang, kênh Thơ Nguyễn tại Bình Dương. Điển hình là trường hợp vi phạm của bà Nguyễn Phương Hằng đã bị xử phạt vi phạm hành chính (7,500,000 đồng) và bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang thực hiện các quy trình tố tụng theo quy định của pháp luật và sẽ sớm đưa vụ án ra xét xử.

Những trường hợp không xác định được nhân thân của tổ chức, cá nhân vi phạm thì Bộ TT&TT gửi yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Google, Youtube, Facebook, Tiktok... thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ.

Bộ TT&TT còn tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền để từng người dân nâng cao nhận thức, không còn lối suy nghĩ mạng xã hội là “vô danh nên vô trách nhiệm”; tăng cường lan tỏa thông tin chính thống, thông tin tích cực trên không gian mạng, các thông tin khuyến khích thế hệ trẻ giữ gìn văn hóa truyền thống, bảo tồn bản sắc dân tộc…

Đồng thời có những biện pháp cụ thể như: Thường xuyên rà quét và yêu cầu các trang mạng xã hội trong nước, các nền tảng xuyên biên giới gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục nước ta; Tiếp tục triển khai đồng bộ biện pháp về pháp lý, ngoại giao, kinh tế, kỹ thuật… để đấu tranh quyết liệt với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp nền tảng xuyên biên giới vào Việt Nam, điển hình là Facebook, Google, Tiktok… buộc các doanh nghiệp này phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; buộc phải triển khai việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam, thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước trên các mạng xã hội này khi có yêu cầu từ phía Bộ TT&TT.

Ngoài ra, Bộ còn ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, để từng người sử dụng cho các hành xử phù hợp, không cung cấp, sử dụng các nội dung không lành mạnh nêu trên. Bộ Quy tắc đưa ra những quy tắc chung trong ứng xử trên mạng xã hội, trong đó có “Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật”.

Hiện nay, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP nhằm bổ sung thêm các quy định để quản lý chặt chẽ hơn thông tin trên mạng xã hội./.

          

 

Thu Hương

Theo mic.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 1.367 khách