|
|
Liên kết website
Chính phủ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành UBND Huyện, Thị xã, Thành phố UBND phường, xã, thị trấn
| |
| |
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa - Động lực phát triển kinh tế số Ngày cập nhật 22/08/2022 | Chuyên gia báo cáo tại Hội nghị |
Trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022, sáng ngày 19/8/2022, đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến tham dự Hội nghị phiên chuyên đề: “Chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs – Động lực phát triển kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tham dự chuyên đề có Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Thu Thủy, sự tham dự đông đủ của các chuyên gia, các vị khách mời và các doanh nghiệp.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chia sẻ trong năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các bộ ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Chủ tịch cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh những nỗ lực của Chính quyền, doanh nghiệp đã chủ động trong tiếp cận các sàn giao dịch điện tử, vận dụng nền tảng chuyển đổi số để tăng doanh thu, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trong trạng thái bình thường mới,... tạo tiền đề thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế và là động lực cho phát triển kinh tế số tại Tỉnh. Chính đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân này đã góp phần rất lớn và có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, tuần lễ chuyển đổi số năm 2022 đã đưa vào chuyên đề “Chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs - động lực phát triển kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế” và mong muốn, Tuần lễ Chuyển đổi số sẽ tiếp tục được duy trì, sau mỗi kỳ sẽ phát triển hơn về quy mô, hiệu quả hơn, lan tỏa nhiều giá trị thực tiễn đến toàn bộ doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Phương - phát biểu tại Hội nghị
Theo đồng chí Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay, có hơn 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tuy nhiên doanh nghiệp công nghệ chỉ chiếm 5% tổng số. Bên cạnh những thuận lợi thì công tác CĐS doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn , điển hình như: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thấy được lợi ích, sự cần thiết của CĐS; chưa tiếp cận được các giải pháp số; e ngại đối với vấn đề hao tổn kinh phí nhưng kết quả không như ý...Đê giải quyết được những khó khăn mà Doanh nghiệp đang gặp phải, cơ quan chính quyền của tỉnh đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách với mục tiêu hỗ trợ DN vừa và nhỏ tiếp cận và triển khai hiệu quả việc ứng dụng các công cu hỗ trợ CĐS phù hơp với hoạt động thực tế cũng như nhu cầu và năng lực của đơn vị. Bên cạnh những nỗ lực của Chính quyền, doanh nghiệp đã chủ động trong tiếp cận các sàn giao dịch điện tử, vận dụng nền tảng chuyển đổi số để tăng doanh thu, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trong trạng thái bình thường mới,... tạo tiền đề thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế và là động lực cho phát triển kinh tế số tại Tỉnh. Chính đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân này đã góp phần rất lớn và có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Tham gia Hội nghị, Ông Lâm Quang Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Xây dựng Khung hướng dẫn Chuyển đổi số doanh nghiệp VINASA khẳng định – Đại dịch Covid chính là tác nhân quan trọng bắt buộc toàn xã hội đặc biệt là doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số - đây là phương thức trọng yếu mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện để có thể “sống sót”, tồn tại bền vững và phát triển.
Anh Uyên Các tin khác
|
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 11.325.859 Hiện tại 1.340 khách
|
|