Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phát huy sức mạnh di sản – văn hóa tạo đà phát triển kinh tế số
Ngày cập nhật 19/08/2022
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình phát biểu khai mạc hội nghị

Trong khuôn khổ Tuần lẽ Chuyển đổi số - Huế 2022, Hội thảo chuyên đề: “Chuyển đổi số, phát huy sức mạnh văn hóa, di sản tạo đà phát triển kinh tế số” đã diễn ra vào chiều ngày 18/2/8/2022. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội thảo.

 

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh hội thảo “Chuyển đổi số, phát huy sức mạnh văn hóa, di sản tạo đà phát triển kinh tế số” trong khuôn khổ Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022 có một ý nghĩa rất quan trọng, là cơ hội giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị quản lý di sản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tiếp cận các dịch vụ, giải pháp nền tảng để triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, di sản. Đồng chí cũng hy vọng rằng với sự trao đổi, chia sẻ tận tình của các diễn giả, các doanh nghiệp tham dự Hội thảo sẽ giúp cho Thừa Thiên Huế gợi mở ra nhiều hướng đi, có thêm những sự lựa chọn, những giải pháp phù hợp để chuyển đổi số thành công trong lĩnh vực văn hóa di sản, tạo đà phát triển kinh tế số của địa phương

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình mong muốn trong thời gian tới các bộ, ban, ngành Trung ương, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục quan tâm, thường xuyên phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm giới thiệu các nền tảng số, tư vấn chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương. Tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chào đón các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ triển khai thí điểm các nền tảng, giải pháp công nghệ mới trên địa bàn.

Định hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá, di sản, du lịch

Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa. Đây chính là nền tảng, cơ sở, là điểm tựa và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Theo đồng chí Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao: Thừa Thiên Huế đang lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 90 di tích cấp tỉnh; 03 di sản phi vật thể cấp quốc gia; 10 nhóm cổ vật với 35 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế có 07 di sản được UNESCO. Với hệ thống di sản đồ sộ, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào hoạt động của văn hóa di sản là hết sức cần thiết, đây sẽ là cầu nối để đưa các giá trị văn hóa, di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế đến gần hơn với người dân, du khách; đóng góp tích cực vào trong quá trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, giá trị văn hóa Huế, góp phần đưa văn hóa, di sản trở thành những sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Để Thừa Thiên Huế thực sự phát triển bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Đồng chí Phan Thanh Hải tham luận tại Hội nghị

Chuyển đổi số - phát huy sức mạnh di sản - văn hoá

Với chuyên đề này, nhiều tham luận đến từ các chuyên gia, diễn giả với các nội dung được xây dựng sát với nhu cầu thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp để chuyển đổi số thành công trong lĩnh vực văn hóa di sản, tạo đà phát triển kinh tế số của địa phương; đồng thời tham gia tọa đàm bàn thảo, chia sẻ kinh nghiệm và kế hoạch số hóa các di sản văn hóa. Những giải pháp VR, 3D đã, và đang được đẩy mạnh tại các địa phương, giúp công tác bảo tồn, lưu trữ và phổ biến các giá trị văn hóa được dễ dàng. Việc hoàn thiện số hóa các di sản văn hóa là cơ sở, là dữ liệu cho bước phát triển tiếp theo. Các chuyên gia đề xuất Thừa Thiên Huế cần sớm hoàn thiện Hệ thống du lịch thông minh – Smart Tourism để tận dụng, khai thác hiệu quả các dữ liệu số này, tạo đột phá cho du lịch của Huế.

Các diễn giả tham gia Tọa đàm chủ đề: "Chuyển đổi số phát huy sức mạnh các di sản - văn hóa"

“Hai nhiệm vụ chính của việc chuyển đổi số là lưu trữ và quảng bá giá trị các di sản văn hóa vật thể. Bảo tàng hình thành một ngân hàng dữ liệu lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến di tích để tiến đến công tác bảo tồn trùng tu di tích về lâu dài, có cơ sở khoa học giúp các nhà trùng tu đưa ra phương pháp bảo quản, bảo đảm giống với bản gốc, tránh chắp vá, vay mượn và bảo đảm kiến trúc văn hóa địa phương, vùng miền….Thừa Thiên Huế cần định hướng trở thành thành phố Kinh đô du lịch thông minh dưới nền tàng phát triển Chuyển đổi số. Mobifone cam kết sẽ đồng hành cũng Thừa Thiên Huế để tìm ra mô hình phát triển du lịch thông minh phù hợp nhất.  - Ông Nguyễn Tuấn Huy Phó Chủ tịch Uỷ ban phát triển Chính phủ số VINASA, Trưởng Ban CNTT Tổng Công ty Viễn thông Mobifone chia sẻ.  

Ông Nguyễn Tuấn Huy đại diện doanh nghiệp Mobifone trình bày tại Hội nghị

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 1.370 khách