Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, theo đó, mục tiêu cụ thể của đề án đã được phê duyệt là áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của tỉnh, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng tại trung tâm thành phố, thị trấn các huyện, thành phố đạt ít nhất 70% vào cuối năm 2025; số doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn ở mức từ 70-80% trở lên trong tổng số doanh nghiệp thanh toán qua hệ thống ngân hàng; 100% các bệnh viện, trường học, các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện… bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên chấp nhận hình thức thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.
Để TTKDTM phát triển, UBND tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp như:
Các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai kịp thời các cơ chế chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành và UBND tỉnh, cụ thể triển khai áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới; khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. Các cơ chế, chính sách về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán di động; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền. Chính sách về đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin thanh toán qua POS, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao; tăng cường cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán điện tử quan trọng, các dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ cao.
Phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại điểm bán lẻ trên địa bàn tỉnh, tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến; mở rộng ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học...
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dịch vụ hành chính công. Tăng tỷ lệ chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu thông qua các phương tiện thanh toán điện tử; khuyến khích cán bộ, công chức, người lao động tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán di động thông qua tài khoản (sử dụng thanh toán qua POS, sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại sử dụng ứng dụng QR Code…). Đưa vào Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 09 Trung tâm Hành chính công cấp huyện và thí điểm tại một số Bộ phận hiện đại một cửa cấp xã thu phí, lệ phí không sử dụng tiền mặt bằng 03 giải pháp sử dụng máy POS, giải pháp QR code, giải pháp iPay
Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng phải gắn kết chặt chẽ với Đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng 2025. Xây dựng và triển khai thực hiện dự án thanh toán trực tuyến trên Huế-S (Dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế) và các loại thẻ điện tử, trong thanh toán không dùng tiền mặt, như: thẻ cư dân, thẻ công chức, thẻ du lịch,....
Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Các tổ chức tín dụng tăng cường các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống thanh toán điện
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng cường kiểm tra hoạt động thanh toán tại các ngân hàng thương mại, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm soát giao dịch, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc đảm bảo an ninh an toàn hoạt động ngân hàng, phòng chống tội phạm ngân hàng, tạo niềm tin đối với người dân khi sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng.