Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Giao ban Xuất bản – in – phát hành năm 2017
Ngày cập nhật 28/12/2017

Chiều ngày 26/12/2017, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị giao ban xuất bản – in – phát hành năm 2017. Tham dự có đồng chí Nguyễn Huy Hiển, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phòng PA 83 – Công an tỉnh và đại diện lãnh đạo các đơn vị xuất bản – in – phát hành trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 nhà xuất bản, 3 đơn vị phát hành và 14 công ty được cấp phép in xuất bản phẩm. Nhìn chung, hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh vẫn giữ được ổn định, tăng trưởng cả về số đầu sách và số bản; nội dung và chất lượng đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Trong năm 2017, các NXB đã tổ chức xuất bản được 252 đầu sách, với hơn 140 ngàn bản in. Đạt doanh thu hơn 2.2 tỷ đồng; Các công ty đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển đổi công nghệ, nên đã có những tiến bộ đáng kể cả về số lượng và chất lượng in. Tổng số trang in năm 2017 đạt hơn 1 tỷ trang, tổng doanh thu hơn 24 tỷ đồng; Tổng số đầu sách được phát hành năm 2017 là 31,943 đầu sách/2,901,518 bản. Tổng doanh thu đạt hơn 53 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực xuất bản, in, phát hành còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế như sau: Nguồn bản thảo của các Nhà Xuất bản bị hạn chế, do nguồn kinh phí đầu tư các bản thảo sách, cũng như liên kết đặt hàng đối với nhiều ấn phẩm quá hạn hẹp trong khi thị trường xuất bản phẩm cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn; hầu hết các công ty in đều nằm trong khu vực đông dân cư, diện tích sản xuất nhỏ, quy mô đầu tư còn hạn chế nên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm. Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật Xuất bản 2012 và Quy hoạch phát triển Xuất bản – in – Phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, định hướng 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế, các công ty in (ngoại trù các công ty sử dụng công nghệ in lazes) sẽ phải chuyển ra ngoài khu dân cư. Đây sẽ là một trong những khó khăn đối với ngành in của tỉnh trong thời gian tới; Tình trạng photocopy các loại giáo trình vẫn còn tồn tại, nhất là vào năm học mới, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ giáo trình của các trường học; Các công ty phát hành chưa thực sự quan tâm đến các cơ sở phát hành ở cấp huyện, cần nỗ lực hơn nữa trong công tác đưa sách, báo về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...

Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị xuất bản – in – phát hành đã trao đổi, đề xuất nhiều ý kiến nhằm tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong hoạt đông sản xuất, kinh doanh của ngành xuất bản như: đề nghị Sở Thông tin và truyền thông và các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động photocoppy, các cơ sở in nhỏ lẻ để kiểm soát chặt chẽ, kịp thời xử lý tình trang in lậu, in nối bản; tăng cường công tác phổ biến các quy định, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến hoạt động xuất bản; Cần có quy chế, chính sách hỗ trợ để các đơn vị xuất bản, in, phát hành phát triển, ổn đinh sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống của người lao động...

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Huy Hiển - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá cao những kết quả mà các đơn vị trong khối Xuất bản – in – phát hành đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí khẳng định Sở Thông tin và Truyền thông nói riêng, lãnh đạo tỉnh nói chung luôn quan tâm, tạo điều kiện để các đơn vị trong khối xuất bản tỉnh nhà phát triển. Đồng chí cũng yêu cầu các đơn vị trong khối cần làm đúng luật và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh, kiểm tra của các cơ quan quản lý.

D.Q
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 698 khách