Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ngày cập nhật 24/06/2016

Đây là mục tiêu đáng chú ý được nêu lên tại Kế hoạch Phát triển Thương mại điện tử (viết tắt TMĐT) tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2016.

Theo đó, mục tiêu chung của Kế hoạch Phát triển thương maị điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020 được xác định là triển khai đồng bộ các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT trên địa bàn của tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước và đại bộ phận các doanh nghiệp trong tỉnh; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Phấn đấu đến năm 2020, lĩnh vực TMĐT trên địa bàn của tỉnh đạt được những mục tiêu cụ thể như đảm bảo liên kết thanh toán TMĐT giữa các ngân hàng, bưu điện và các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến nhằm triển khai hiệu quả hoat động sàn giao dịch TMĐT và chính quyền điện tử. Đẩy mạnh cấp phát và sử dụng chữ ký số trong tất cả cơ quan quản lý nhà nước và tại các doanh nghiệp lớn và vừa trên địa bàn tỉnh. Tận dụng các chương trình phát triển TMĐT quốc gia về khuyến công nhằm hỗ trợ xây dựng website cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn. Tất cả hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, cơ sở cung cấp điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận phương thức thanh toán qua phương tiện điện tử. Tăng tỷ lệ sử dụng thẻ thanh toán trong các hoạt động giao dịch TMĐT và dịch vụ công, đến năm 2020 đạt khoảng 30% số người sử dụng thẻ để thanh toán trong các hoạt động giao dịch. 40% doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT của tỉnh và các sàn cung cấp dịch vụ TMĐT khác; 60% doanh nghiệp có Website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm. 100% cán bộ chuyên trách TMĐT được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên môn vững. Có 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong tất cả các lĩnh vực trên toàn tỉnh. Ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước (B2G); giữa các cá nhân với nhau (C2C); giữa cơ quan nhà nước với cá nhân (G2C).

Được biết, giai đoạn 2011 -2015, cùng với sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin và TMĐT cả nước, Thừa Thiên Huế đã có nhiều bước tiến rõ rệt và phát triển tương đối mạnh về ứng dụng Thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn xem việc ứng dụng Thương mại điện tử là một trong những chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, khẳng định thương hiệu của đơn vị. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có số lượng doanh nghiệp kết nối internet đạt gần 100%, trong đó, số doanh nghiệp có giao dịch Thương mại điện tử chiếm hơn 70%, doanh nghiệp có website chiếm khoảng 30%, số doanh nghiệp thông báo và đăng ký theo quy định về Thương mại điện tử đạt 5-7%Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2014, chỉ số TMĐT của tỉnh Thừa Thiên Huế đứng vị trí thứ 12 trên tổng số 63 tỉnh thành. Trong đó, đứng vị thứ 5 về chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; vị thứ 10 về chỉ số giao dịch B2C;  vị thứ 33 về chỉ số giao dịch B2B và vị thứ 5 về giao dịch G2B. 

 
 
 
 
 
 
 
 
http://www.thuathienhue.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.332.957
Hiện tại 6.354 khách