Theo đó, Thừa Thiên Huế xác định ưu tiên đối với các cơ quan báo chí hiện có, tập trung đầu tư cho các báo, tăng số lượng bản in, mở rộng phạm vi tác động và nâng cao hiệu quả hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh và các tỉnh bạn. Mỗi số báo, tạp chí có thể tăng thêm số bản về chuyên đề, bổ sung tiếng Anh và Pháp, phát hành ra nước ngoài.
Theo kế hoạch sắp xếp, những tờ báo vẫn tiếp tục được hoạt động gồm: Báo Thừa Thiên Huế (trực thuộc Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế); Tạp chí Sông Hương (thuộcLiên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh); Tạp chí Huế Xưa và Nay (trực thuộc Hội Khoa học Lịch sử tỉnh); Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (chuyển cơ quan chủ quản của Tạp chí từ Sở Khoa học và Công nghệ về Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh).
Tiếp tục duy trì Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh với 01 kênh phát thanh, 01 kênh truyền hình quảng bá phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền của tỉnh (trực thuộc UBND tỉnh).
Đối với báo điện tử, tiếp tục duy trì và phát triển Báo Thừa Thiên Huế điện tử trở thành một tờ báo điện tử chủ lực có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao, phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
Các cơ quan tạp chí in được phép có phiên bản điện tử, đăng đúng nội dung của tạp chí in.
Lộ trình thực hiện: năm 2016, ban hành kế hoạch và báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về kế hoạch sắp xếp các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; năm 2017, củng cố, kiện toàn và nâng cao hoạt động các cơ quan báo chí in trên địa bàn theo kế hoạch. Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp; đến năm 2020, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (TRT) tự chủ về tài chính. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chương trình, phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền.