Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đầu số 112 được “ngắm” để tiếp nhận thông tin cứu nạn khẩn cấp
Ngày cập nhật 05/08/2015
Nhiều phương án thông tin liên quan đến việc tìm kiếm cứu nạn khẩn cấp đang dược tính đến

Dự kiến, đầu số 112 sẽ trở thành đầu số tiếp nhận và truyền tải các thông tin liên lạc khẩn cấp, dùng chung cho các tình huống cứu nạn, việc xây dựng Trung tâm thông tin tìm kiếm cứu nạn quốc gia cũng đang được tính đến.

Sáng ngày 4/8, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã có cuộc họp với đại diện Cục Viễn thông để thảo luận thêm về việc xây dựng Đề án Thông tin liên lạc khẩn cấp, dùng chung cho các tình huống tìm kiếm cứu nạn.

Hiện tại, ngoài TP HCM đã liên thông 3 đầu số 113, 114 và 115 dùng trong trường hợp khẩn cấp, hiện cả nước chưa có đầu số chung để dùng trong các trường hợp cứu nạn khẩn cấp.

Theo Thứ trưởng, việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc khẩp cấp, dùng chung cho các tình huống tìm kiếm cứu nạn là một việc cần thiết là một nội dung lớn, đã và đang được xem xét, đây không phải là vấn đề mới nổi trong thời gian gần đây. Đầu số 112 là đầu số đang được nằm trong phương án lựa chọn, cho việc trở thành đầu số sử dụng để thông tin liên quan đến các tình huống cứu nạn khẩn cấp.

Việc xây dựng một trung tâm thông tin quốc gia, liên quan đến các tình huống cứu nạn khẩn cấp cũng là một đòi hỏi quan trọng. Tuy nhiên, phạm vi này rất rộng, tuỳ từng trường hợp cứu nạn sẽ liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác nhau, trong đó có cả Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông, Bộ Công thương... do vậy, có rất nhiều tình huống cần được tính đến.

Đại diện VNPT cho biết, về kĩ thuật thì việc thông tin hoàn toàn có thể giải quyết một cách đơn giản, các đầu số quen thuộc với người dân là 113, 114, 115 đều thuộc mạng lưới của VNPT và đang được vận hành xuyên suốt, về năng lực nhân sự cũng được đảm bảo. Hiện cơ quan cao nhất liên quan đến hoạt động tìm kiếm và cứu nạn là Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. Trong trường hợp xây dựng một trung tâm thông tin có cả chức năng điều phối lực lượng, thì cần đặt ra vấn đề, khi thông tin được truyền tải qua nhà mạng như Viettel, VinaPhone, MobiFone hay các đơn vị như Vishipel trước khi chuyển đến Trung tâm... thì có thể xử lý dữ liệu. Ví dụ như định vị vị trí, trước khi chuyển đến hay chỉ chuyển thông tin thô đơn thuần? Đây là cần giải quyết vấn đề. Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cũng cho ý kiến, về việc Việt Nam có thể tham khảo việc thông tin liên quan đến các tình huống cứu nạn khẩn cấp là Nhật Bản. Hiện tại, Nhật Bản đã ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong các tình huống khẩn cấp, ví dụ như nhắn tin trực tiếp, thông qua dịch vụ di động đến các thuê bao sử dụng mạng của Nhật Bản về động đất, bão... và các tình huống khẩn cấp khác.

Dự kiến, đến tháng 12/2015 đề án sẽ hoàn thành và đệ trình Chính phủ.

theo mic.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 1.731 khách