|
|
Liên kết website
Chính phủ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành UBND Huyện, Thị xã, Thành phố UBND phường, xã, thị trấn
| |
| |
Cục Tần số vô tuyến điện phối hợp với Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tổ chức Hội thảo khu vực Châu Á Thái Bình Dương về công nghệ vô tuyến băng rộng sau 4G. Ngày cập nhật 17/02/2014 Ngày 11/02/2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tổ chức Hội thảo khu vực Châu Á Thái Bình Dương về công nghệ vô tuyến băng rộng sau 4G. Được diễn ra trước thềm Hội nghị nhóm nghiên cứu quốc tế 5D, với mục tiêu làm nổi bật tầm quan trọng của thông tin di động quốc tế (IMT) đối với sự phát triển công nghệ thông tin và nhấn mạnh sự cần thiết phải có những giải pháp hài hòa các vấn đề liên quan đến tiến bộ kỹ thuật và độ sẵn sàng của phổ tần cho các hệ thống IMT trong tương lai, Hội thảo về Thông tin di động quốc tế định hướng đến năm 2020 và sau 2020 - Công nghệ và phổ tần (IMT towards 2020 and beyond –Technology & Spectrum) đã thu hút các chuyên gia hàng đầu thế giới về thông tin di động băng rộng đến từ trên 50 nước, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp uy tín thế giới như Samsung, Huawei, Ericsson, Qualcomm, INTEL, NSN, NTT Docomo,…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đoàn Quang Hoan - Cục Trưởng Cục Tần số vô tuyến điện đã nhấn mạnh vai trò của các dịch vụ di động băng rộng đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Sự phát triển đa dạng của các dịch vụ nội dung và ứng dụng di động đang cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của các hệ thống băng rộng. Yêu cầu phát triển của các hệ thống di động thế hệ tiếp theo đặt ra đòi hỏi ngày càng cao về nguồn tài nguyên tần số. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy cần thiết bổ sung lượng phổ tần ít nhất là 500 MHz cho hệ thống vô tuyến băng rộng đến năm 2020. Do đó, nhu cầu về phổ tần cho di động băng rộng tiếp tục là thách thức tại hầu hết các quốc gia. Đặc biệt tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực dẫn đến sự khác nhau lớn về nhu cầu phổ tần và chính sách lựa chọn băng tần phù hợp. Với những khác biệt trên, câu hỏi đặt ra đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương là công nghệ, băng tần và thời điểm nào sẽ phù hợp để triển khai các hệ thống thông tin băng rộng sau 4G nhằm mang lại lợi ích chung cho khu vực.
Các vấn đề liên quan nên trên được Hội thảo bàn sâu tại hai phiên làm việc về Công nghệ và Phổ tần với những tham luận giá trị đến từ nhiều diễn giả uy tín xoay quanh các nội dung như: “Thị trường di động và lưu lượng tăng trưởng” (ALU), “Sự phát triển công nghệ thông tin di động quốc tế 3GPP và phương diện phổ tần” (Nokia), “Thiết bị và xu hướng người tiêu dùng – Hiện tại và tương lai” (Samsung), “Ước định nhu cầu phổ tần tương lai” (DoCoMo), “Thông tin di động quốc tế với các nước đang phát triển” (Qualcomm),…
Những thông tin, kinh nghiệm và nghiên cứu được chia sẻ tại Hội thảo sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý tần số các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà khai thác thông tin di động toàn cầu xây dựng định hướng chiến lược cho các hệ thống di động băng rộng sau 4G. Tiếp sau Hội thảo này, cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị nhóm nghiên cứu quốc tế 5D được tổ chức từ ngày 12 đến 19/02/2014. Miên Chương (Theo Cục tần số Vô tuyến điện) Các tin khác
|
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 11.337.503 Hiện tại 8.381 khách
|
|