Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Sử dụng phần mềm không có bản quyền
31/03/2017
Bỏ tiền mua phần mềm vẫn còn là một chuyện được nhắc tới nhiều không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Việc xài phần mềm không bản quyền – C-r-a-c-k (cả trên Windows, Mac, iOS, Android hay bất kì nền tảng nào khác) không chỉ đang phạm luật mà bạn còn có thể gặp những rắc rối vì nguy cơ lây nhiễm malware rất cao, bản thân phần mềm đó thì bị thiếu những chức năng cơ bản, không được update kịp thời, rồi gặp lỗi thì chẳng ai hỗ trợ. Sau đây là một số tác hại có thể gặp phải khi xài phần mềm không bản quyền.
 
Phạm luật
 
Đây là cái hại đầu tiên. Việt Nam chúng ta có đầy đủ luật bảo vệ sở hữu trí tuệ từ năm 2005 và trong thời gian gần đây nó liên tục được điều chỉnh, mở rộng để đảm bảo quyền lợi cho người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ. Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta chỉ nói về phần mềm và phần mềm cũng nằm trong diện được pháp luật bảo vệ. Luật cấm mọi biện pháp sao chép, sử dụng trái phép các phần mềm, mở khóa phần mềm khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu trí tuệ. Đây là hành động mà chúng ta hay gọi là c-r-a-c-k hay bẻ khóa, bình dân hơn thì gọi là xài không bản quyền, xài chùa phần mềm.
 
Vậy người vi phạm sẽ bị phạt như thế nào? Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà cá nhân có thể bị phạt hành chính, tức là bị phạt tiền. Ở Việt Nam chưa tìm được vụ cụ thể nào phạt cá nhân, nhưng phạt công ty thì đã có và tổng số tiền phạt hành chính liên quan tới phần mềm năm 2,52 tỷ đồng trong năm 2015.
 
Trên thực tế, năm 2013 Microsoft từng kiện một doanh nghiệp Việt Nam vì xài không bản quyền phần mềm trên 69 máy tính với trị giá khoản 1 tỷ đồng và họ bị buộc phải bồi thường số tiền này. Lâu lâu họ cũng có những đợt kiểm tra bất ngờ phối hợp cùng các cơ quan chức năng để xử lý các vụ việc tương tự. Ngoài Microsoft thì Adobe và Autodesk cũng là một cái tên thường được nghe nói tới trong cuộc chiến chống phần mềm không bản quyền vì phần mềm chuyên dụng của họ đang giúp các công ty kiếm được rất nhiều tiền trong khi họ lại chẳng thu được gì cho phát minh của mình.
 
Có thể bị bắt khi đi ra nước ngoài (?)
 
Nhiều khả năng, khi chúng ta mang thiết bị có chưa phần mềm không bản quyền đi nước ngoài, đôi khi hải quan có kiểm tra ngẫu nhiên máy tính mang theo và khi phát hiện ra phần mềm không bản quyền thì bị bắt gỡ bỏ ngay tại chỗ. Điều này tuy không làm tổn hại tới tài chính hay an toàn của bạn nhưng nó làm bạn mất thời gian khai báo, thao tác trên máy tính và bị hải quan hỏi thăm cũng như bắt điền một số thông tin để làm chứng cứ.
 
Malware lây nhiễm
 
Rất nhiều vụ việc malware tấn công bắt nguồn từ công cụ bẻ khóa phần mềm hoặc các ứng dụng tạo serial number, dân tình gọi quen là keygen. Khi mới download hay kiếm được keygen, chúng ta rất hào hứng để bẻ khóa ngay phần mềm đang cần xài, thế nên có thể sẽ bỏ qua những bước cẩn thận bình thường và bị malware nhúng trong các ứng dụng này tấn công. Keygen của các nhóm hacker nổi tiếng cũng thường bị chế lại để chèn mã độc và tấn công máy tính của người dùng.
 
Ảnh: Appupdate
 
Ví dụ, trong năm 2016 có vụ trojan Gatak và Stegoloader bị lây nhiễm thông qua các keygen phát tán trên mạng. Đây là những phần mềm mã độc được xài để đột nhập đánh cắp thông tin và mở cửa để cài thêm các phần mềm mã độc khác sau khi lây nhiễm. 
 
Mà khi đã lây nhiễm malware rồi thì như anh em đã biết, chúng ta có thể bị rất nhiều thứ:
  • Trộm cắp thông tin cá nhân, thẻ tín dụng, số chứng minh thư, tài khoản ngân hàng...
  • Hiệu năng máy tính bị ảnh hưởng nghiêm trọng
  • File quan trọng của bạn có thể bị đánh cắp, bị xóa, bị làm hỏng
  • File có thể bị mã hóa và đòi tiền chuộc thì mới cho xài (ransomware)
  • Lây tiếp malware cho người khác
 
Không đủ chức năng, không vá lỗi kịp thời
 
Hầu hết các phần mềm bẻ khóa hiện nay đều không có chức năng cập nhật lên bản mới vì lên mới thì phải bé khóa lại hoặc không có cách bẻ khóa, vậy nên chúng ta phải sống chung với phiên bản cũ. Mà phiên bản cũ thì bị thiếu tính năng, nghiêm trọng hơn là không được vá lỗi bảo mật kịp thời khiến máy tính dễ bị tấn công từ bên ngoài thông qua những lổ hổng mà đáng ra đã được khắc phục nếu máy có bản quyền đầy đủ.
 
Nói đâu xa, đầy những game bẻ khóa không thể chơi online hay chơi nhiều người, tức là mất đi phần hay nhất và quan trọng nhất của game. Hay như bộ phần mềm quản lý của mình, không có bản quyền thậm chí còn không xài được những phần cốt lõi nhất. App trên iOS thì còn không update được nếu xài cách "không bản quyền" từ bên ngoài.
 
Đây cũng là những thứ bất tiện và ảnh hưởng nhiều nhất khi chúng ta xài phần mềm không bản quyền chứ không phải là những ràng buộc pháp lý ở trên. Ví dụ, Microsoft Office. Nếu xài bản bẻ khóa, mỗi khi Microsoft có cập nhật tính năng mới là lại phải lóc cóc đi lên mạng kiếm c-r-a-c-k, rồi lọ mọ làm theo hướng dẫn để phá mã bảo vệ thì mới xài được. Đó là chưa kể ngay khi có update thì c-r-a-c-k chưa có nên phải đợi một thời gian. Trong khi đó nếu xài bản quyền thì chỉ việc bấm nút Update là mọi thứ mới sẽ xuất hiện ngay. Trải nghiệm này rõ ràng là sướng và tiện hơn nhiều.
 
Lỗi không ai hỗ trợ, gặp vấn đề không ai đền bù
 
Cũng giống như trên, tiền bản quyền còn là một cách bạn mua dịch vụ hỗ trợ trong quá trình sử dụng phần mềm. Những phần mềm đơn giản bạn có thể tự xài, tự học được thì không vấn đề gì, nhưng có những phần mềm phức tạp hơn mà bạn rất khó có thể tự tìm hiểu thì bạn phải nhờ tới hỗ trợ của nhà sản xuất. Nếu nhà sản xuất phát hiện bạn xài đồ không bản quyền khi bạn gọi lên hỗ trợ, họ có quyền từ chối bạn. Khi đó phần thiệt đương nhiên là thuộc về bạn rồi.
 
Ngoài ra, khi bạn gặp vấn đề về phần mềm, chẳng hạn như một ngày đẹp trời phần mềm đó không chạy hay bị lỗi làm hỏng file thuyết trình mà bạn chuẩn bị trình cho sếp lớn coi thì bạn cũng không thể nào đòi được bồi thường hay tìm kiếm sự trợ giúp từ bất kì ai. Người c-r-a-c-k phần mềm đương nhiên không có nghĩa vụ giúp bạn, bên nhà sản xuất lại càng không.
 
 
Vụ này tuy không xảy ra nhiều, nhưng một khi đụng chuyện gấp thì chúng ta mới biết là nó cần thiết và quan trọng tới mức nào.
 
Không tôn trọng công sức người khác
 
Đây không hẳn là tác hại, nhưng cũng là một thứ mà chúng ta phải nói tới khi bàn về chuyện vi phạm bản quyền phần mềm. Người khác đã bỏ công sức, tiền bạc, mồ hôi nước mắt để chúng ta có được phần mềm ngon mà xài, vậy nên khi chúng ta xài không bản quyền thì không khác nào chúng ta đang đi ăn cắp tài sản trí tuệ của họ. Càng nghiêm trọng hơn khi số phần mềm đó được xài để chúng ta kinh doanh kiếm tiền trong khi người tạo ra sản phẩm lại bị thất thoát rất nhiều tiền.
 
Công ty Microsoft biết rõ Việt Nam chúng ta vẫn còn nhiều người không thể bỏ tiền mua bản quyền nên công ty nhắm mắt cho qua, một phần vì xử lý không hết, một phần vì họ vẫn muốn công nghệ phát triển. Nhưng với các doanh nghiệp thì Microsoft muốn họ phải bỏ tiền vì họ đang xài Windows hay các phần mềm khác để kinh doanh và hái ra tiền, do đó việc trả phí bản quyền là hành động công bằng với Microsoft. Chưa kể đây là chuyện được pháp luật quy định (như đã nói ở phần 1 của bài viết).
 
Không có tiền thì sao?
 
Chúng ta thường lấy việc không đủ tiền để sử dụng phần mềm không bản quyền, đó là chuyện rất phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà bạn còn có thể bắt gặp khá nhiều ở các quốc gia khác. Nhưng không phải vì chuyện đó phổ biến mà chúng ta cho là hiển nhiên và vô tư làm theo. Chúng ta cần nhận thức được rằng việc chúng ta đang làm là sai cả về lý lẫn luật và ngay khi có thể, hãy chấp nhận bỏ tiền ra mua bản quyền phần mềm thay vì đi bẻ khóa.
 
Chính vì vậy, nếu được, chúng ta có thể bỏ ra một số tiền tương đối để trang bị cho máy tính, bản thân những ứng dụng có bản quyền, một phần hỗ trợ lại người đã làm ra sản phẩm, một phần tự bảo vệ thông tin cá nhân, bản thân mình khi không sử dụng các phần mềm lậu, phần mềm không có bản quyền.
 
Võ Quang Huy - tham khảo từ tinhte.vn
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.349.031
Hiện tại 185 khách