Giới thiệu sách: “Yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông”
Ngày cập nhật 10/08/2018

“Yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông” của tác giả: PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Khổ sách: 16x24 cm, Số trang: 618 do Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành

 

“Yêu sách đường lưỡi bò” là văn kiện pháp lý đầu tiên Trung Quốc chính thức đưa bản đồ “đường lưỡi bò” ra trước cộng đồng quốc tế nhằm hợp thức hóa cho một yêu sách chủ quyền hết sức phi lý và phi pháp, phớt lờ mọi chuẩn tắc của luật pháp quốc tế, chưa hề có tiền lệ trong lịch sử quan hệ quốc tế. Kèm theo đó là bản đồ giống như lưỡi bò liếm xuống Biển Đông (được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei, bao trùm  cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys), Đông Sa (Pratas), bãi cạn Trung Sa (Macclesfield) và Bãi ngầm James Shoal (Tăng Mẫu) ở cực Nam vào khoảng 40 vĩ Bắc, chiếm trên 80% diện tích Biển Đông).    

Yêu sách này của Trung Quốc đã bị Việt Nam, Malaysia,  Indonesia, Philippines,… và cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án, bác bỏ vì tính hoang đường, mập mờ, không có căn cứ, “chưa hề có tiền lệ trong thực tiễn quan hệ quốc tế”, không có cơ sở pháp lý quốc tế và đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và của Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc. Yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam và đặt ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế trên các phương diện chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, luật pháp Việt Nam và quốc tế.

Cuốn sách được xuất bản nhằm góp phần đưa ra những căn cứ khoa học phản bác sự phi lý, phi pháp và phản khoa học của yêu sách "đường lưỡi bò"; đồng thời khẳng định chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông cũng như đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nội dung sách gồm 2 phần:

Phần thứ nhất: Yêu sách “Đường lưỡi bò” và tham vọng bành trướng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông;

Phần thứ hai: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và sự phi lý trong yêu sách “Đường lưỡi bò của Trung Quốc.

 Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

 

Hai Dinh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm
Lượt truy cập - trang truyền thông
Truy câp tổng 976.124
Truy câp hiện tại 645