|
|
Sách “Góc nhìn cận cảnh: Thế giới và Biển Đông sau phát quyết của Tòa Trọng tài” Ngày cập nhật 13/11/2017
Sách “Góc nhìn cận cảnh: Thế giới và Biển Đông sau phát quyết của Tòa Trọng tài”, tập hợp bài viết của nhiều tác giả, do PGS.TS. Trần Nam Tiến chủ biên. (Ông là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo,Giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
Biển Đông là một vùng biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, được bao bọc bởi các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei và Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí). Trong đó, tiềm năng dầu khí là điểm nhấn quan trọng thu hút sự quan tâm, tranh chấp của nhiều nước lớn. Bên cạnh đó, Biển Đông còn là tuyến giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, được xem là một tuyến đường giao thương sôi động thứ hai trên thế giới [sau Địa Trung Hải].
Trong số đó, Trung Quốc đang nổi lên như một quốc gia có tham vọng lớn nhất trong việc độc chiếm Biển Đông với việc công khai bản đồ Đường 9 đoạn [Đường lưỡi bò] vào năm 2009 cùng nhiều hoạt động gây căng thẳng trong khu vực. Nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực Biển Đông đã xem những hành vi làm phức tạp an ninh Biển Đông của Trung Quốc là “hung hăng hiếu chiến”.
Đối với Việt Nam, phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12. 7 đã góp phần củng cố quan điểm, lập trường của Việt Nam trước sau như một là, kiên quyết phản đối yêu sách “Đường chín đoạn” vì nó hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, dựa vào phán quyết quan trọng này Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh, bác bỏ luận điệu và yêu sách sai trái này của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền cũng như các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp khác của Việt Nam ở Biển Đông, cũng như đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Với tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị và địa chiến lược, các cuộc tranh chấp, xung đột ở Biển Đông ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc mở rộng phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia trên Biển Đông căn cứ theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đã dẫn đến việc hình thành các khu vực chồng lấn và tranh chấp giữa các quốc gia này... Trong đó, tranh chấp chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông liên quan đến nhiều quốc gia diễn ra rất phức tạp. Mâu thuẫn lãnh thổ ở Biển Đông càng phức tạp và khó giải quyết.
Mời các bạn đón đọc.
Các tin khác
|
|
Lượt truy cập - trang truyền thông Truy câp tổng 976.124 Truy câp hiện tại 641
|