Hiện tại bảo tàng Hoàng Sa (Lý Sơn, Quảng Ngãi) còn lưu giữ nhiều tài liệu quý về Hoàng Sa.
Những bài báo và bản đồ chính trị (từ thời Việt Nam Cộng Hòa 1954 - 1975)
nêu rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
Những dòng chữ được ghi trong Đại Nam Thực Lực Chính Biên (năm 1848)
và Quảng Ngãi Tỉnh Chí (năm 1933) ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Những dấu tích, bản đồ, sắc phong còn được giữ nguyên vẹn tại bảo tàng.
Dụng cụ trã đất nấu ăn của binh phu Hoàng Sa khi đi ra đảo.
Những vật chứng của ngư dân và đội lính có mặt tại Hoàng Sa từ thời nhà Nguyễn.
Bia chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa năm 1930.
Bản đồ phía Đông Ấn Độ và những vùng lân cận, xác định quần đảo Hoàng Sa
thuộc lãnh thổ Việt Nam, bản đồ xuất bản tại London, Anh năm 1956.
Bản đồ Nam Việt ghi rõ, Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa trong sách
Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ do quốc sử quán triều Nguyễn ấn hành thế kỷ 19.
Bản dịch tài liệu châu bản của Tống Lý đại thần ngày 15-12 niên hiệu Bảo Đại thứ 15 (1939)
về việc xin truy thưởng Tú hạng long tinh cho cai đội Hoàng Sa người Pháp M.Fontan.
Bản đồ Việt Nam do người Hà Lan vẽ năm 1594, hiện đang lưu giữ tại Amsterdam (Hà Lan).
Khi đó Hoàng Sa, Trường Sa đã là của Việt Nam.
Hải đăng Việt Nam trên quần đảo Trường Sa trước năm 1945.
Cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa trước năm 1945.
Ông Nguyên Giáo, nhân viên ty khí tượng Hoàng Sa, trước năm 1974
đang đo nhiệt độ, độ ẩm tại lều máy trạm khí tượng Hoàng Sa.
Văn tế trong lễ khao lề thế lính Trường Sa năm Tự Đức thứ 20, Đinh Mão 1867.
Bài vị các tướng quân, binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa.
Thuyền nhỏ được đội quân Hoàng Sa kiêm Bắc Hải ra Hoàng Sa
để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biển đảo.
Cho đến nay, lớp lớp người dân Lý Sơn vẫn tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông.
Các em nhỏ luôn được nhắc nhở về Hoàng Sa như một phần máu thịt của đất nước.