Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền (PGD) được thành lập theo quyết định số 631/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam; sau hơn 14 năm đi vào hoạt động, PGD đã vượt qua nhiều khó khăn,thử thách từng bước hoàn thiện, trưởng thành và đã gặt hái được nhiều thành công quan trọng trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, góp phần đáng kể vào mục tiêu Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Tổng dư nợ đến 30/6/2017 là 307.404 triệu đồng, tăng 287.099 triệu đồng tương ứng tăng gấp 14,14 lần so với năm 2003. Năm 2003 đơn vị có dư nợ 20.305 triệu đồng, đến nay Phong Điền là đơn vị có tổng dư nợ cao nhất trong toàn tỉnh. Lũy kế doanh số cho vay 14 năm đến 30/6/2017 đạt 814.252 triệu đồng; tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước và đạt mức cho vay bình quân là 58.161 triệu đồng/năm.Lũy kế doanh số thu nợ 14 năm đạt 526.176 triệu đồng, tỷ lệ thu nợ tăng dần qua các năm; thu nợ bình quân là 37.584 triệu đồng/năm.Số hộ còn dư nợ đến 30/6/2017 là 11.264 hộ, chiếm 41,6% số hộ dân trên địa bàn huyện; dư nợ bình quân đạt 27,3 triệu đồng/hộ tăng 24,8 triệu đồng/hộ so với năm 2003.
Hiện nay PGD quản lý 294 Tổ TK&VV, quy mô dư nợ đạt 1.046 triệu đồng/tổ, trong đó 293 tổ đạt loại tốt, 1 tổ đạt loại khá.Nhờ phối hợp tốt với mạng lưới tổ TK&VV, các tổ chức Chính trị xã hội, chính quyền cơ sở nên trong thời gian qua công tác triển khai cho vay các chương trình tín dụng trên địa bàn huyện gặp nhiều thuận lợi, số chương trình cho vay tăng dần qua từng năm, dư nợ ủy thác tăng trưởng nhanh chóng. Vốn vay của NHCSXH thực sự đã đi vào cuộc sống của người dân nghèo và các đối tượng chính sách khác, không có học sinh sinh viên nào phải nghỉ học vì thiếu tiền đóng học phí, các công trình phúc lợi được xây dựng, bộ mặt thôn quê đổi mới.
Các chương trình cho vay đều đạt được mục tiêu đề ra, phục vụ đối tượng thụ hưởng, lĩnh vực đầu tư… đều mang lại hiệu quả rõ rệt đó là việc góp phần tăng thu nhập bình quân trên đầu người từ 4,9 triệu đồng năm 2003 lên 36 triệu đồng năm 2017, đời sống kinh tế của bà con được nâng lên. Ngoài ra người dân các xã còn được vay vốn trồng rừng sản xuât, sau 10 năm đã hỗ trợ trồng được 5.330 ha rừng sản xuất lấy gỗ…một số hộ dân giàu lên từ chường trình trồng rừng này.
Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: xã Phong Hải, xã Phong An, xã Phong Hiền và xã Điền Lộc. PGD tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các xã, trong đó chú trọng các tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đồng thời tăng cường huy động nguồn lực đầu tư để nâng cao các tiêu chí chưa đạt đối với các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới và duy trì, nâng cao mức độ đạt chuẩn các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn, trong đó ưu tiên nguồn vốn đầu tư để phấn đấu đưa xã Điền Hải đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
Nguồn vốn tín dụng chính sách 15 năm qua đã góp phần xóa nghèo cho hơn 3.239 hộ gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2003 là 12,32 % xuống còn 7,45% năm 2017; đã hỗ trợ cho 6.139 lao động có việc làm; giúp kinh phí cho 266 lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; trang trải chi phí học tập cho 7.138 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng được 15.791 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; hỗ trợ xây dựng được 1.033 ngôi nhà cho các đối tượng hộ nghèo, bao gồm: nhà ở cho người nghèo 443 nhà, nhà ở phòng tránh bão lụt 468 nhà, nhà ở an toàn DWF 122 nhà; hỗ trợ cho 138 lượt hộ là người đồng bào DTTS vay vốn không lãi hoặc lãi suất rất thấp có kinh phí để phát triển kinh tế gia đình.
Chung tay thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương PGD huyện đã tham mưu Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH huyện phân bổ vốn về các xã trọng điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới như xã Phong Mỹ, Phong An, Phong Hiền, Điền Hòa, Phong Hòa… Do đó nguồn vốn tại các địa bàn này tăng cao, góp phần hoàn thành một số tiêu chí trong tổng số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của các xã này nói riêng và địa bàn huyện nói chung. Bên cạnh đó việc triển khai các chương trình hỗ trợ, các dự án khuyến nông khuyến ngư đã tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân, đồng vốn đã được đầu tư đúng mục đích, kết quả sản xuất đạt năng suất chất lượng cao hơn... và ngược lại nhờ có nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH các dự án, chương trình cũng đã có kết quả như mong muốn.
PGD đã phối hợp với Phòng NNo&PTNT trong công tác cho vay các dự án như nuôi bò laisind, gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trồng nấm... phối hợp với Công ty Cấp thoát nước khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình nước sạch, công trình vệ sinh phục vụ cho hộ vay nhằm nâng cao hiệu quả SXKD tại địa phương và sức khỏe cộng đồng…Do vậy tỷ lệ rủi ro do nguyên nhân chủ quan trong các năm qua thấp, hiệu quả từ đồng vốn ưu đãi đã được phát huy một cách đúng mức.
Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, bảo toàn nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn là hết sức quan trọng, đây là mục tiêu hoạt động xuyên suốt của PGD và cả Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế.
Năm 2003, tổng nợ xấu của PGD là 2.081 triệu đồng chiểm tỷ lệ 10,25%; đến nay tổng nợ xấu là: 443 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,14% trên tổng dư nợ, trong đó:Nợ quá hạn là 65,1 triệu đồngchiếm tỷ lệ 0,02% tổng dư nợ.Nợ khoanh là 378 triệu đồng/23 hộ/26 món vay, chiếm tỷ lệ 0,12% tổng dư nợ. Nợ khoanh hầu hết là nợ xuất khẩu lao động do nguyên nhân khách quan, lao động phải về nước trước hạn.Hiên nay đơn vị Phong Điền có chất lượng tín dụng tốt, môi trường tín dụng thuận lợi và ổn định.
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH chính là sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn của các đối tượng thụ hưởng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chính vì vậy trong những năm qua chính quyền địa phương huyện Phong Điền rất quan tâm đến việc đưa Chỉ thị 40- CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”đi vào cuộc sống, đến 30/6/2017 UBND huyện đã chuyển 2,9 tỷ đồng nguồn vốn địa phương sang PGD quản lý và cho vay các dự án đặc thù của huyện như dự án phát triển đàn bò Laisind, dự án trồng rau sạch tại xã Phong Hiền… Đặc biệt tại kỳ họp thứ 4, HĐND huyện khóa VI, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án giảm nghèo của huyện, trong đó bổ sung 3 tỷ đồng nguồn vốn địa phương sang PGD để thực hiện cho vay giảm nghèo theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
Đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của Huyện ủy, sự chỉ đạo, điều hành sâu sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực làm việc không mệt mỏi của tập thể PGD trong suốt 15 năm qua.Ngay sau khi có chỉ đạo thực hiện Đề án 1453/NHCS-TDNNvề nâng cao chất lượng tín dụng, PGD tham mưu cho UBND huyện, phối hợp với các tổ chức Chính trị - Xã hội và UBND các xã, thị trấn tiến hành phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện. Các cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương đã cùng vào cuộc thực hiện quyết liệt, bài bản, thống nhất nên mang lại kết quảcao.
Kể từ khi triển khai thực hiện đề án năm 2012, 16/16 xã, thị trấn đều có nợ quá hạn, đến nay tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 1,4% xuống còn 0,02% vàhiện có 14/16 xã, thị trấn không còn nợ quá hạn. Trong thời gian tới đơn vị phối hợp cùng với các cơ quan ban ngành từ huyện đến xã, cùng các đơn vị nhận ủy thác tiếp tục thực hiện Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giữ vững chất lượng tín dụng đồng thời phấn đấu đưa PGD trở thành đơn vị đầu tiên của tỉnh không có nợ quá hạn và lãi tồn đọng thấp nhất.
Ngoài ra để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng thì công tác xử lý nợ rủi ro cũng là một biện pháp rất cần thiết, vừa giảm được nợ xấu cho PGD vừa giúp cho người vay được xóa nợ hoặc giảm áp lực trả nợ khi món vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan. Sau 15 năm đơn vị đã xử lý rủi ro cho 866 hộ gia đình, với tổng số tiền 3.674 triệu đồng, bao gồm 3.509 triệu đồng nợ gốc và 165 triệu đồngnợ lãi, trong đó: Khoanh nợ 2.532 triệu đồng/453 hộ, xóa nợ 977 triệu đồng nợ gốc và 165 triệu đồng nợ lãi cho 413 hộ dân.
Bên cạnh đó đơn vị luôn quan tâm bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên đồng thời chấp hành nghiêm quy trình nghiệp vụ của ngành để hạn chế rủi ro tín dụng.
Hoạt động tín dụng chính sách xã hội là hoạt động mang tính xã hội hóa cao,vì vậyviệc đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vaycho người dân gắn với việc nâng cao chất lượng tín dụng không những đem lại lợi ích cho nhà nước, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho người dân khi tham gia vay vốn, góp phần giảm nghèo và xây dựng cuộc sống nông thôn ngày nay./.