Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Thừa Thiên Huế đẩy mạnh Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền số
Ngày cập nhật 26/10/2023

Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tập trung đẩy mạnh thực hiện Đề án “Chuyển đổi số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:

 

1. Kết quả xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống nền tảng

Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 06/3/2021 của UBND tỉnh về Thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho hệ thống công nghệ thông tin, Internet của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, đến nay đã triển khai IPv6 cho 261 trang Thông tin điện tử, website, phần mềm, ứng dụng; quy hoạch và cấp IPv6 cho 451 đơn vị với hơn 7.755 CBCCVC đăng ký sử dụng. Đến nay, có 463 cơ quan, đơn vị (đạt 100%) cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã triển khai kết nối mạng MetroNet, kết nối mạng số liệu chuyên dùng của Chính phủ, Internet tập trung.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2980/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 về phê duyệt cấp độ an toàn thông tin “Hệ thống Cơ sở hạ tầng thông tin tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế” bao gồm 14 hệ thống thông tin thành phần.

2. Kết quả xây dựng, phát triển dữ liệu

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối liên thông, chia sẻ với hệ thống một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Về số hóa dữ liệu, hiện đã số hoá 700 bảng cơ sở dữ liệu: du lịch, thông tin và truyền thông, giao thông vận tải, giáo dục, y tế,… và đưa vào vận hành trên nền tảng số hóa dùng chung toàn tỉnh.

- Về dữ liệu mở, đã hoàn thiện Cổng dữ liệu mở theo hướng dễ tiếp cận. Đã cung cấp 103 dữ liệu mở, 11 cơ quan, đơn vị tham gia được đăng tải trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh.

3. Kết quả xây dựng, phát triển các ứng dụng, dịch vụ nội bộ

Hiện nay, 100% cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống phần mềm dùng chung tích hợp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đã được liên thông với Trục liên thông văn bản Quốc gia theo mô hình 04 cấp; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã áp dụng chữ ký số trong trong văn bản điện tử.

Bên cạnh đó, đã thực hiện cấp 14.860 tài khoản thư điện tử cho cán bộ công chức, viên chức chiếm tỉ lệ 100%; trong đó, có 2.129 tài khoản không sử dụng

Đặc biệt. đã triển khai báo cáo số cho 20/20 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, chiếm tỉ lệ 100%.

4. Kết quả xây dựng, phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển đô thị thông minh:

100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp công cụ cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua môi trường mạng. Đến nay đã có hơn 949.284 tài khoản công dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia.

Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng tương đối đầy đủ các thành phần hỗ trợ trên Cổng dịch vụ công[1]. Ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng di động, tích hợp lên ứng dụng Hue-S; Thanh toán trực tuyến trên nền tảng Hue-S. Người dân có thể theo dõi được tất cả các hóa đơn như dịch vụ công, tiền điện, nước, phí vệ sinh môi trường, học phí,… trên Hue-S.

Tích hợp thành công giải pháp thanh toán học phí thông qua hệ thống quản lý thu ngành Giáo dục bằng ví điện tử trên Hue-S. Đến nay đã có 122 trường trên địa bàn tỉnh hoàn thành thủ tục hồ sơ đảm bảo điều kiện sẵn sàng thu học phí và các khoản phí không dùng tiền mặt qua Ví điện tử trên Hue-S.

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh đang triển khai vận hành 17 dịch vụ đô thị thông minh[2]. Đến nay đã có 235 cơ quan tham gia xử lý phản ánh hiện trường; đã tiếp nhận, xác minh, phân phối các cơ quan xử lý hơn 107.255 phản ánh của người dân trên tất cả các lĩnh vực.

5. Kết quả cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến

Hiện toàn tỉnh có 2.106 TTHC trong đó có 1.859 TTHC được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến (chiếm tỷ lệ 88,27%) gồm: 787 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 1.072 dịch vụ công trực tuyến một phần[3].

 


[1] Hệ thống thông tin tài khoản công dân, doanh nghiệp, tổ chức; Hệ thống khảo sát, đánh giá trực tuyến về mức độ hài lòng của công dân, doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính; Tích hợp chữ ký số, email, SMS lên Cổng dịch vụ công

[2] bao gồm: Phản ánh hiện trường; Thông tin, cảnh báo; Giám sát camera; Giám sát thông tin mạng; Giám sát hành chính công; Giám sát quảng cáo điện tử; Giám sát hồ đập, thủy điện; Giám sát môi trường; Giám sát an toàn thông tin mạng; Giáo dục thông minh; Y tế thông minh; Du lịch thông minh; Giao thông thông minh; Quy hoạch đất đai; Dịch vụ thiết yếu; Thanh toán trực tuyến (ví điện tử); Hỗ trợ thương mại điện tử.

[3] Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 18/7/2023 của UBND tỉnh về ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

 

D.Q
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 744 khách