HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ (Phiên bản 1.3)
(Ban hành kèm theo 1009/SYT-NVY số ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Sở Y tế)
I. Tiêu chí đối với người mắc COVID-19 quản lý tại nhà
1. Tiêu chí lâm sàng
a) Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện:
- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp;
- Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
b) Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.
2. Tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe
a) Người mắc COVID-19 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…) và theo dõi tình trạng sức khỏe;
b) Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế và sẵn có các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…để được nhân viên y tế hướng dẫn và xử trí khi có tình trạng cấp cứu;
c) Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của mục a, b ở trên.
II. Chuẩn bị cần thiết tại nhà:
- Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.
- BCĐ phòng chống dịch Covid-19 cấp xã ra Quyết định cách ly điều trị F0 tại nhà.
1. Các vật dụng cần thiết tại nhà
a) Nhiệt kế;
b) Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);
c) Khẩu trang y tế;
d) Phương tiện vệ sinh tay;
đ) Vật dụng cá nhân cần thiết;
e) Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
g) Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (Trạm y tế, Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố Huế, Trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, Tổ y tế lưu động, Tổ tư vấn cộng đồng, Tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).
2. Thuốc điều trị tại nhà
a) Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.
b) Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
c) Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trọng khi sử dụng thuốc.
d) Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
đ) Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).
III. Chức năng nhiệm vụ của Tổ Y tế lưu động
Tổ Y tế lưu động là một tổ chức thuộc Trạm y tế, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Trưởng Trạm y tế và Giám đốc Trung tâm Y tế tuyến huyện.
Tổ Y tế lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.
IV. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người F0 cách ly tại nhà
Hoạt động 1. Xác định, lập danh sách người F0 cách ly tại nhà trên địa bàn
1. Trạm y tế phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách người mắc COVID-19 quản lý tại nhà (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01) trên địa bàn từ nhiều nguồn khác nhau: phần mềm quản lý; Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; Tổ COVID cộng đồng; Tổ Y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và do người dân khai báo (do tự làm xét nghiệm). Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà hoặc Trạm y tế thực hiện đánh giá người mắc COVID-19 theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2, mục I.
2. Nhập thông tin người F0 trên phần mềm quản lý. Chuyển thông tin F0 (họ tên, số điện thoại, chứng minh thư nhân dân/hoặc căn cước công dân của F0, số điện thoại của người nhà F0, địa chỉ cư trú, tình trạng hiện tại, tiền sử tiêm vắc xin, bệnh nền nếu có) cho các Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà được phân công trên phần mềm hoặc file excell.
Hoạt động 2. Hướng dẫn F0 theo dõi sức khỏe tại nhà
Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà được phân công quản lý F0 phải tiếp cận F0 và gia đình F0 để đánh giá các tiêu chí lâm sàng và tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe, đánh giá phân loại nguy cơ theo Quyết định 5525/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Trong trường hợp F0 đủ tiêu chí quản lý tại nhà, phát tờ rơi hướng dẫn những điều cần tuân thủ, thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà, cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết tại nhà gồm: Nhiệt kế, thiết bị đo SpO2 (nếu có), khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh tay; vật dụng cá nhân cần thiết, thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy, dung dịch nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi; phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).
2. Những điều F0 cần làm khi cách ly tại nhà
a) Không bi quan, giữ tâm lý luôn thoải mái. Khi gặp khó khăn, liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn từ xa.
b) Theo dõi sức khỏe:
* Đối với Trẻ dưới 5 tuổi
- Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
* Đối với Trẻ từ 5 đến 16 tuổi
- Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, ho, đau ngực, đau bụng, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), mất khứu giác, thính giác.
* Đối với Người trên 16 tuổi
- Theo dõi các dấu hiệu:
+ Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).
+ Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…
c) Tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo toa của Bác sỹ.
d) Mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.
đ) Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
e) Thường xuyên tập thở, vận động nâng cao sức khỏe.
f) Uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy. Không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây tươi, rau xanh.
g) Thông báo với Tổ y tế lưu động, Trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc COVID-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng HUE-S, mục Chống dịch bệnh, điều trị tại nhà hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe và liên lạc với nhân viên y tế được phân công theo dõi hoặc qua số điện thoại của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã, phường, thị trấn cung cấp.
h) Thường xuyên sát khuẩn tay; khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo... Phân loại chất thải đúng quy định.
i) Có số điện thoại của nhân viên y tế cơ sở đang quản lý người mắc COVID-19 tại nhà, người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm, số điện thoại đường dây nóng của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp xã để liên hệ khi cần tư vấn và tổng đài “19001075”.
3. Những điều không nên làm
a) Không sử dụng chung vật dụng với người khác.
b) Không ăn uống cùng với người khác.
c) Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.
Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.
4. Khi phát hiện một trong các dấu hiệu bất thường dưới đây phải thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; hoặc Tổ y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:
a) Đối với trẻ dưới 5 tuổi
* Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.
* Sốt cao liên tục > 39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.
* Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:
- Trẻ < 2 tháng khi nhịp thở ≥ 60 lần/phút;
- Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi nhịp thở ≥ 50 lần/phút;
- Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi nhịp thở ≥ 40 lần/phút.
* Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn…
* SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
* Tím tái
* Mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít…
* Nôn mọi thứ
* Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được
* Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…
* Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.
b) Đối với trẻ từ 5 đến 16 tuổi
* Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút
* Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn…
* SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
* Cảm giác khó thở
* Ho thành cơn không dứt
* Đau tức ngực
* Không ăn/uống được
* Nôn mọi thứ
* Tiêu chảy
* Trẻ mệt, không chịu chơi
* Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ
* Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.
c) Đối với Người trên 16 tuổi
* Khó thở, thở hụt hơi.
* Nhịp thở ≥ 20 lần/phút.
* SpO2 < 96%.
* Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.
* Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg (nếu có thể đo).
* Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
* Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
* Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật.
* Không thể ăn uống do nôn nhiều.
* Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần khám, chữa bệnh.
5. Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt
Người mắc COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.
6. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm
Người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:
a) Người mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà.
b) Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc COVID-19.
c) Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế để các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.
d) Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.
đ) Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
Hoạt động 3. Theo dõi sức khỏe F0 và khám chữa bệnh tại nhà
1. Theo dõi sức khỏe F0
Tổ y tế lưu động chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe của tất cả F0 trong danh sách hoặc khu vực được giao.
a) Theo dõi sức khỏe F0 mỗi ngày, ghi chép, cập nhật thông tin về tình trạng sức khỏe người mắc COVID-19 hàng ngày vào phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 và cập nhật diễn tiến vào phần mềm HUE-S
b) Luôn sẵn sàng tiếp nhận điện thoại của người F0 để tư vấn hoặc khám chữa bệnh tại nhà trong trường hợp cần can thiệp y tế hoặc không liên hệ được.
2. Khám chữa bệnh, kê đơn điều trị tại nhà
a) Các thuốc điều trị tại nhà gồm 03 gói (A, B, C): Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt, dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi) và thuốc nâng cao thể trạng…; Gói thuốc B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông. Gói thuốc C là thuốc kháng vi rút được sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trong đó:
- Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống, các thuốc chống đông dạng uống (Rivaroxaban, Apixaban, Dabigatran) chỉ dùng khi có chỉ định của Bác sỹ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế (thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19).
- Thuốc kháng vi rút Molnupiravir dùng khi có chỉ định, kê đơn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Khi F0 có triệu chứng nhẹ hoặc F0 thuộc nhóm nguy cơ, Bác sỹ của cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà (Bác sỹ của Trạm Y tế hoặc Bác sỹ được phân công theo dõi) phải thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của F0.
c) Khi F0 cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi ≥ 20 lần/phút đối với người lớn hoặc đo SpO2 < 96%) phải liên hệ ngay với Cơ sở đang quản lý F0 để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sỹ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sỹ sẽ cho người bệnh sử dụng 01 liều duy nhất (gói B) trước khi chuyển viện.
d) Phát hiện và xử trí diễn biến bất thường liên quan bệnh nền
- Sau khi thăm khám, đánh giá về bệnh nền, nếu phát hiện diễn biến bất thường liên quan bệnh nền cần tư vấn người bệnh chuyển đến quản lý theo dõi tại cơ sở y tế.
- Hội chẩn chuyên gia y tế tuyến trên cho những trường hợp có bệnh nền khó, phức tạp chưa có điều kiện vận chuyển ngay đến cơ sở y tế.
- Hướng dẫn người chăm sóc, người mắc COVID-19 về việc chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế khi có các tình trạng cấp cứu đối với các bệnh lý khác như nguy cơ tai biến sản khoa, chấn thương, đột quỵ…đồng thời thông báo cho các cơ sở y tế nơi tiếp nhận các bệnh nhân này về tình trạng nhiễm COVID-19 của họ.
Hoạt động 4. Xét nghiệm cho người F0 cách ly tại nhà
1. Làm xét nghiệm hoặc hướng dẫn tự xét nghiệm tại nhà cho người mắc COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành để kết thúc thời gian cách ly. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, cơ sở được phân công quản lý F0 hoặc Tổ y tế lưu động lập danh sách gửi Trạm Y tế xã, phường, thị trấn để cấp giấy xác nhận khỏi bệnh theo quy định.
2. Làm xét nghiệm hoặc hướng dẫn tự xét nghiệm cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.
Hoạt động 5. Xử trí cấp cứu, chuyển viện cho người F0 cách ly tại nhà
Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà hoặc Tổ y tế lưu động hoặc Trạm Y tế xã, phường, thị trấn xử trí cấp cứu, hướng dẫn người mắc COVID-19, người chăm sóc chuyển người bệnh đến cơ sở y khi có dấu hiệu bất thường, cần cấp cứu, khám, chữa bệnh hoặc khi có các tình trạng cấp cứu đối với các bệnh lý khác như nguy cơ tai biến sản khoa, chấn thương, đột quỵ…. vượt quá năng lực của cơ sở.
HƯỚNG DẪN
VỆ SINH KHỬ KHUẨN, QUẢN LÝ CHẤT THẢI F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
1. Vệ sinh khử khuẩn môi trường tại nơi F0 cách ly, điều trị tại nhà
- Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn tối thiểu 2 lần/ngày tại các vị trí: Sàn nhà, sàn khu vệ sinh và bề mặt thường xuyên tiếp xúc như bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, vòi nước,...
- Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử khuẩn.
- Người chăm sóc trẻ phải được hướng dẫn thực hiện và đeo khẩu trang, găng tay khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường.
- Dung dịch làm sạch và khử trùng bằng chất tẩy rửa thông thường và cồn 70 độ. Thường xuyên sử dụng cồn 70 độ để lau các bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điều khiển ti vi, điện thoại,... Trước khi lau phải tắt nguồn điện.
2. Khử khuẩn quần áo, đồ dùng của người F0 cách ly
- Giặt riêng quần áo của F0 cách ly. Tốt nhất giặt ngay trong phòng cách ly và phơi khô tự nhiên hoặc sấy
- Trước khi giặt, phải ngâm đồ vải với xà phòng giặt trong tối thiểu 20 phút.
3. Quản lý chất thải từ phòng cách ly
a) Khái niệm
- Rác thải có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2: Tất cả chất thải của F0 phát sinh từ phòng cách ly, điều trị tại nhà, nơi lưu trú. (kể cả khăn giấy, bao gói, thực phẩm thừa…)
- Rác thải sinh hoạt (Trong gia đình có F0 được điều trị tại nhà, nơi lưu trú): là tất cả các loại rác sinh hoạt khác của các thành viên còn lại trong gia đình.
b) Phân loại:
- Rác thải có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2: phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, tiếp tục bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có lót túi, có nắp đậy kín, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh đặt ở trong phòng cách ly. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
- Rác thải sinh hoạt: Được phân loại, thu gom riêng, như sinh hoạt thường ngày trước khi có F0 cách ly, điều trị tại nhà.
c) Thu gom:
- Rác thải có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2: Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm.
- Thùng thu gom: chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
- Rác thải sinh hoạt: Các thùng đựng chất thải phải được thu gom riêng. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.
- Người trong gia đình có F0 cách ly, điều trị tại nhà: phải phân loại, thu gom rác thải có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 riêng; rác thải sinh hoạt riêng và gom rác thải theo khung giờ, thời gian quy định của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế để được vận chuyển xử lý theo đúng quy định.
c) Vận chuyển, xử lý chất thải:
- Thực hiện theo kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải của người F0 điều trị tại nhà và quy trình của Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế đã được UBND cấp tỉnh giao theo chức năng nhiệm vụ.
(Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2 của người bị F0 điều trị tại nhà đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn phòng, chống dịch bệnh.)
PHỤ LỤC SỐ 01
DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14 tháng 03 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Trang bìa
TÊN CƠ SỞ Y TẾ
……………….
DANH SÁCH QUẢN LÝ
NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Năm 202…
|
Trang bên trái
DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
STT
|
Họ và tên người mắc COVID-19
|
Ngày tháng năm sinh
|
Giới tính
|
Địa chỉ
|
Điện thoại người mắc COVID-19
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trang bên phải
DANH SÁCH QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Họ tên người nhà
|
Điện thoại người nhà
|
Ngày xác định mắc COVID-19/ ngày khởi phát
|
Ngày kết thúc quản lý tại nhà
|
Ngày chuyển viện và nơi chuyển đến
|
Tử vong
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC SỐ 02
HƯỚNG DẪN LIỀU LƯỢNG THUỐC PARACETAMOL CHO TRẺ EM THEO TUỔI
(chỉ dùng khi không biết cân nặng - tối ưu nhất là tính liều theo cân nặng của trẻ)
Độ tuổi trẻ em
|
Thuốc
|
Liều thuốc mỗi lần
|
< 1 tuổi
|
Paracetamol 80mg
|
1 gói x 4 lần/ ngày
|
Từ 1 đến dưới 2 tuổi
|
Paracetamol 150mg
|
1 gói x 4 lần/ ngày
|
Từ 2 đến dưới 5 tuổi
|
Paracetamol 250mg
|
1 gói x 4 lần/ ngày
|
Từ 5 đến 12 tuổi
|
Paracetamol 325mg
|
1 viên x 4 lần/ ngày
|
Trên 12 tuổi
|
Paracetamol 500mg
|
1 viên x 4 lần/ ngày
|
* Ghi chú: Uống paracetamol khi sốt trên 38,50C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.