Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh
Ngày cập nhật 08/12/2020

Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh được UBND tỉnh ban hành tại Kế hoạch số 274/KH-UBND ngày 27/12/2019. Nhìn chung, các nhiệm vụ trong Chương trình đã thực hiện đảm bảo các yêu cầu đặt ra, đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, cùng các đợt giãn cách xã hội nhiều kết quả tích cực, trong ứng dụng CNTT, phát triển chính chính phủ điện tử hướng đến xây dựng nền hành chính công hiện đại, thân thiện, minh bạch và hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển; cụ thể:

 

Những kết quả quan trọng

Đến nay, toàn tỉnh hiện có 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã có Trang thông tin điện tử (TTĐT); các trang TTĐT là kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các văn bản chính sách của nhà nước. Tỷ lệ tin,  bài trên Trang TTĐT đạt trung bình gần 1,5-2 tin/ngày. Toàn tỉnh có 2.132/2.132 TTHC (tỷ lệ 100%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông . Trong đó 1.325 TTHC dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 , chiếm 62% TTHC.

Các chỉ số cải cách hành chính năm 2019 tăng bậc: Chỉ số CCHC (PAR Index) xếp vị thứ 13 (tăng 3 bậc so với năm 2018); Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp vị thứ 5 (tăng 38 bậc); Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) xếp vị thứ 20 (tăng 10 bậc);

Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Index) năm 2019 đứng thứ 2 cả nước (tăng 03 bậc). Trong đó đứng vị thứ dẫn đầu về chỉ số về nhân lực Công nghệ thông tin và dẫn đầu về chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin; dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển ứng dụng CNTT, phát triển chính chính phủ điện tử năm 2019.

Hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về công tác phân công, phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực giữa các cấp chính quyền tại địa phương theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ. Rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các rào cản về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh, sản xuất; bảo đảm công khai và tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận các văn bản pháp quy.

Trong năm 2020, tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 99/CTr-UBND và số 100/CTr-UBND ngày 28/5/2018 để thực hiện Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 13/3/2018 và Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 24/4/2018 của Tỉnh uỷ. UBND tỉnh đã phê duyệt phương án tổ chức lại các phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương; tổ chức lại các phòng chuyên môn và Chi cục trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế các phòng, ban của Hội Chữ thập đỏ tỉnh; thành lập Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế trên cơ sở hợp nhất Đài Truyền thanh, Bảo tàng Văn hóa Huế và Trung tâm Văn hóa và Thể thao; phê duyệt Đề án khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Cải cách thủ tục hành chính

100% TTHC được cập nhật vào Hệ thống thông tin TTHC tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định; niêm yết công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị cấp tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; niêm yết, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, niêm yết, công khai TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND cấp xã và công khai trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.  Đã công khai 155 văn bản công bố TTHC mới ban hành, được sửa đổi bổ sung, bị bãi bỏ  của tỉnh trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia https://dichvucong.gov.vn/; trong đó 335 TTHC triển khai dịch vụ công ở mức độ 3 và 4, đứng thứ 3 so với 63 địa phương của cả nước. Mối quan hệ giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện với các tổ chức, công dân được cải thiện đáng kể, thông qua các biện pháp như cải cách TTHC gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về TTHC; TTHC được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện cho người dân và các tổ chức; việc giải quyết các TTHC ngày càng nhanh gọn, khoa học, đáp ứng được nhu cầu hợp pháp của tổ chức, công dân.

Về hiện đại hoá hành chính

Ứng dụng CNTT trong hoạt động hành chính nhà nước

Tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch ứng dụng, phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng các hệ thống thông tin thiết yếu, quan trọng như: Hệ thống quản lý văn bản và Điều hành; Thư điện tử công vụ; Hệ thống thông tin doanh nghiệp; Hệ thống thông tin công chức, viên chức.

Đến nay, đã triển khai thống nhất 01 hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung cho toàn tỉnh và có 181 cơ quan nhà nước các cấp (100%) trong tỉnh đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành này. 100% văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước (ngoại trừ văn bản mật). Tỉnh đã kết nối, liên thông giữa hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh với Trục liên thông văn bản quốc gia. 100% cán bộ, công chức được cấp tài khoản hộp thư điện tử công vụ. 100% hồ sơ công việc được xử lý qua mội trường mạng. Triển khai 91 Cơ sở dữ liệu chuyên ngành; 73 hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các ngành. Triển khai cung cấp chữ ký số trong cơ quan nhà nước; đến nay, các cơ quan nhà nước trên toàn tỉnh đã có 5.912 chứng thư số chuyên dùng.

- Về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, tỉnh đã triển khai Cổng dịch vụ công nhằm cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn về CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Trong đó, tỉnh đã tổ chức đào tạo kiến thức CNTT chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan nhà nước; tập huấn an toàn thông tin cho cán bộ, công chức các cấp; tập huấn kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức cấp xã.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan đơn vị

Duy trì thường xuyên việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại các 21 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 09 UBND huyện, thị xã, thành phố (cơ quan bắt buộc) theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Đang áp dụng, duy trì, cải tiến, thực hiện công bố hoặc công bố lại Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 (hoặc TCVN ISO 9001:2015), đối với 161/161 cơ quan, đơn vị khuyết khích xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.

Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo xây dựng mô hình thống nhất hệ thống văn bản quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước kiểu mẫu (06 mô hình) với hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trên môi trường mạng áp dụng tại các cơ quan hành chính.

Phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh

Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh luôn được quan tâm đảm bảo và thường xuyên nâng cấp; thực hiện chế độ trực 24/7 nhằm giám sát, quản trị và vận hành hệ thống mạng WAN, hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống GISHue, hệ thống CSDL dùng chung, hệ thống các website, các phần mềm ứng dụng của các sở, ban, ngành đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật. Đã triển khai mạng diện rộng tỉnh theo mô hình mạng MetroNet kết nối mạng số liệu chuyên dùng của Chính phủ; thiết lập việc truy nhập internet trong cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng tập trung. Hệ thống mạng WAN của tỉnh: đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện giám sát các kết nối VPN của mạng diện rộng tỉnh Thừa Thiên Huế, đảm bảo kết nối mạng diện rộng tỉnh luôn thông suốt. Thường xuyên kiểm tra và giám sát việc sử dụng địa chỉ IP trong hệ thống mạng diện rộng tỉnh đã được quy định đối với các cơ quan nhà nước. Kết nối mạng diện rộng của tỉnh bằng mạng truyền số liệu chuyên dùng CPNET và triển khai Internet tập trung: Hướng dẫn triển khai kết nối mạng diện rộng tỉnh bằng mạng CPNet và Internet tập trung đến các cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, đã có giải pháp cho mở kết nối phần mềm hệ thống tác nghiệp trên môi trường mạng Internet trong giờ hành chính để đảm bảo cán bộ, công chức làm việc trực tuyến tại nhà, thực hiện tốt việc giãn cách xã hội theo quy định của Chính phủ. Công tác giám sát hệ thống website và các phần mềm ứng dụng được cài đặt tại Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh: Tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm các ứng dụng kiểm soát, phát hiện dấu hiệu tấn công các website được đặt tại Trung tâm đảm bảo các hệ thống thông tin hoạt động ổn định. Giám sát, điều hành đô thị thông minh: tiếp nhận và chuyển các cơ quan chuyên môn xử lý các phản ánh hiện trường; xây dựng kế hoạch Truyền thông Phản ánh hiện trường năm 2020; theo dõi, giám sát hồ sơ vi phạm của các Trung tâm Hành chính công, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã; hoàn thiện ứng dụng Hue-S. Vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh: triển khai giải pháp phản ánh hiện trường; giám sát đô thị qua cảm biến camera; giám sát thông tin báo chí; giám sát dịch vụ hành chính công; thẻ điện tử; cảnh báo mạng lưới đô thị thông minh; giám sát quảng cáo điện tử…

Dịch vụ đô thị thông minh

Đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã thí điểm và đưa vào vận hành 10 dịch vụ đô thị thông minh, gồm: Dịch vụ phản ánh hiện trường; Dịch vụ thông tin cảnh báo; Dịch vụ giám sát đô thị thông qua cảm biến camera; Dịch vụ giám sát thông tin báo chí; Dịch vụ giám sát hành chính công; Dịch vụ giám sát quảng cáo điện tử; Dịch vụ giám sát hồ đập, môi trường; Dịch vụ giám sát tàu cá; Dịch vụ thẻ điện tử; Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng. Thực tiễn vận hành các dịch vụ đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, cũng như gia tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh đã tiếp nhận 13.414 thông tin phản ánh hiện trường, với sự vào cuộc của 208 cơ quan tham gia xử lý trên hệ thống; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với kết quả xử lý đạt 78% và chỉ có 1,86% tổng số phản ánh quá hạn xử lý.

Việc ứng dụng và xử lý Dịch vụ phản ánh hiện trường đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, là một công cụ quan trọng góp phần thành công Đề án “Ngày chủ nhật xanh” do tỉnh phát động và đang trở thành phong trào rộng khắp trên toàn tỉnh. Đồng thời, đây là một giải pháp thực sự góp phần đổi mới phương thức điều hành, xử lý công việc của các cơ quan nhà nước; thu hút sự tương tác của người dân, doanh nghiệp với chính quyền và gia tăng mức độ hài lòng của họ; đã xây dựng được một mạng “cảm biến xã hội” thông minh, hiệu quả. Ngày 16/5/2020, Giải pháp phản ánh hiện trường của Trung tâm Giám sát, Điều hành Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn toàn xứng đáng và tự hào khi là 1 trong 7 dịch vụ chuyển đổi số đạt được danh hiệu Sao Khuê 2020.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC, trọng tâm là tiếp tục đổi mới sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế tại các bộ phận, đầu mối trực thuộc sở, ban, ngành và UBND cấp huyện tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cải thiện và nâng cao chất lượng, sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính.Tăng cường ứng dụng CNTT, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hiện đại hóa nền hành chính theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo tính liên thông, đồng bộ, thống nhất. Phấn đấu Chỉ số CCHC (PAR Index) của tỉnh thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước; PCI của tỉnh thuộc vào nhóm “rất tốt” hoặc “tốt” của cả nước. Duy trì chỉ số ICT đứng đầu cả nước.

 

An Nhiên
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.335.181
Hiện tại 7.718 khách