Cùng tham dự buổi làm việc có Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Đắc Nông, Đắc Lắc, Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng.
Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai và thực hiện hiệu quả nhiều ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng đến xây dựng ĐTTM đang được nâng cấp chức năng tương tác theo hướng tiêu chí thông minh.
Đáng chú ý là, hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã liên thông được 4 cấp, trong đó có 3 cấp ở địa phương và liên thông với hệ thống cấp quốc gia; chữ ký số đã được cấp phát đến cơ quan hành chính cấp xã đạt tỉ lệ 95%... Hệ thống Cổng dịch vụ công đã được triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện và đạt 54% ở cơ quan cấp xã; trong đó đã tích hợp các dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp, dịch vụ thanh toán trực tuyến và các dịch vụ thành phố thông minh.
Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính; hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng KT- XH; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia đang được phát triển và ngày càng nâng cấp hoàn thiện. Đến nay, trung tâm Giám sát, điều hành ĐTTM đã đưa vào vận hành chính thức 7 dịch vụ: giám sát đô thị qua cảm biến camera; phản ánh hiện trường; giám sát thông tin báo chí; giám sát dịch vụ hành chính công; thẻ điện tử; cảnh báo mạng lưới ĐTTM; giám sát quảng cáo điện tử.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng CQĐT và phát triển dịch vụ ĐTTM, tỉnh rất quan tâm vấn đề hạ tầng kỹ thuật CNTT. Hiện tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chủ trương triển khai theo hướng hạ tầng dùng chung, tuy nhiên Tỉnh chỉ đầu tư đối với những hạ tầng có tính chất cốt lõi, còn lại sẽ thực hiện thuê dịch vụ trong phát triển hạ tầng CNTT, việc làm này vừa giảm gánh nặng ngân sách đầu tư vừa thuận tiện trong quản lý và đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống.
Ghi nhận và đánh cao những kết quả đạt được của tỉnh Thừa Thiên Huế trong xây dựng CQĐT và ĐTTM, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, những thế mạnh của Thừa Thiên Huế trên các lĩnh vực này là kinh nghiệm tốt cho các địa phương trong nước đến trao đổi, học tập để triển khai hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Hy vọng, thời gian tới Thừa Thiên Huế sẽ là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng CQĐT và đô thị thông minh.
Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn giới thiệu với các đại biểu
về hoạt động của Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh