Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Cải cách hành chính gắn với công tác đào tạo, sử dụng cán bộ
Ngày cập nhật 22/11/2017

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện. Thời gian vừa qua, công tác này đã được thực hiện một cách có nề nếp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Để tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thì việc gắn đào tạo, bồi dưỡng với quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang là một vấn đề cần được nghiên cứu và triển khai thực hiện. 

Nâng cao chất lượng

Đặt vấn đề đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) là một trong bốn yếu tố quan trọng cấu thành nền hành chính nhà nước. Đây là đội ngũ tham gia trực tiếp vào công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công ở các cấp, là những người trực tiếp tạo ra chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”.

Chất lượng đội ngũ CBCCVC đa phần được quyết định bởi quá trình đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) của họ. Nếu một CBCCVC được ĐTBD tốt thì sẽ biết cách vận dụng những vấn đề đã được học để áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ. Thời gian qua, công tác ĐTBD đội ngũ CBCCVC đã được Đảng và Nhà nước quan tâm triển khai thực hiện. Thông qua ĐTBD, chất lượng CBCCVC ngày càng được nâng cao để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nền công vụ. Nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về ĐTBD đã được triển khai thông qua.

Do đó, ĐTBD CBCCVC hiện nay bên cạnh việc trang bị những kiến thức chung mang tính nền tảng thì cũng cần chú trọng đến việc ĐTBD phải gắn với quản lý và sử dụng CBCCVC, gắn với mỗi vị trí việc làm để mỗi CBCCVC đều có năng lực hoàn thành công việc của mình.

Kết quả trong 4 năm thực hiện (2012- 2016) đã có 98% cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong tổng số 2,9 triệu lượt người. Trong đó ĐTBD về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ là hơn 1,87 triệu lượt người, đạt tỷ lệ gần 65%. Công tác ĐTBD Gắn đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức của các bộ, ngành, địa phương đạt gần 1,3 triệu lượt người, đạt tỷ lệ 30,6% trong tổng số CBCCVC được ĐTBD. Đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ cấp xã đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định đạt gần 75%; đào tạo trình độ trung cấp chuyên môn trở lên cho 95% công chức cấp xã vùng đô thị, vùng đồng bằng và 87% công chức cấp xã vùng miền núi; 60% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 70% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm; 50% những người hoạt động không chuyên trách cấp xã được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Báo cáo đánh giá tác động năm 2016 cũng đề cập đến vấn đề gắn ĐTBD với quản lý, sử dụng CBCCVC. Báo cáo nêu rõ: trước yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và hội nhập quốc tế sâu, rộng, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã bộc lộ một số hạn chế. Đó là: hoạt động ĐTBD chưa thật sự gắn với kế hoạch, quy hoạch bố trí, sử dụng của từng cơ quan, tổ chức, từ đó dẫn đến tình trạng nhiều CBCCVC được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được với yêu cầu. Hoặc chương trình, tài liệu ĐTBD mặc dù có sự đổi mới nhưng vẫn nặng về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng thực hành và tổng kết thực tiễn. Chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng chưa cao do mới chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức theo tiêu chuẩn trình độ, vị trí, chức danh mà chưa tập trung vào việc trang bị kỹ năng và phương pháp làm việc. Ở đây, chúng ta cần nhìn nhận lại quy trình ĐTBD dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công việc cần bao gồm 4 thành tố cơ bản sau: Nguyên nhân cơ bản là trong thời gian qua công tác ĐTBD đã thực hiện khá đồng đều ở tất cả các Bộ, ngành, địa phương tuy nhiên công tác đánh giá CBCCVC sau ĐTBD và quản lý, sử dụng họ vẫn chưa được gắn với nhau. Công tác ĐTBD hiện nay là chưa thực hiện đúng, hoặc thực hiện đúng nhưng chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa 4 yếu tố này. Điều này dẫn đến việc ĐTBD chưa đúng với nhu cầu của CBCCVC, hoặc đào tạo xong nhưng chưa đánh giá được là hiệu quả hay không hiệu quả, mà chưa đánh giá thì không thể quản lý, sử dụng cho phù hợp được…

Những giải pháp

Để giải quyết những vấn đề nên trên và đặc biệt là tìm lời giải cho bài toán ĐTBD gắn với quản lý, sử dụng đội ngũ CBCCVC hiện nay, cần có các giải pháp thực hiện như sau:

 Một là, nâng cao nhận thức, đặc biệt là nhận thức của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong việc gắn ĐTBD với quản lý, sử dụng CBCCVC. Bản thân những người đứng đầu cơ quan đơn vị cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Họ là những người trực tiếp đào tạo, bố trí, quản lý, sử dụng cán bộ. Do đó, để nâng cao chất lượng cán bộ nhất thiết phải gắn ĐTBD với quản lý và sử dụng.

Hai là, tăng tính chủ động cho CBCCVC khi đăng ký tham gia các khóa bồi dưỡng. Bản thân mỗi một CBCCVC phải hiểu được bản thân mình cần ĐTBD ở những lĩnh vực, chuyên môn, kỹ năng gì. Từ đó đề xuất với đơn vị quản lý cán bộ và thủ trưởng cơ quan. Nhu cầu ĐTBD cần xuất phát từ chính bản thân của CBCCVC. Đây chính là sự phối hợp trong quá trình ĐTBD, người lao động đề xuất với người sử dụng lao động những mặt mà mình còn yếu hoặc cần nâng cao để làm thông tin cho người sử dụng lao động đưa ra quyết định được chính xác.

Ba là, cần có liên tục và kế thừa trong các giai đoạn của quy trình ĐTBD và xem trọng đánh giá quá trình ĐTBD để có những giải pháp phù hợp tiếp theo. Xác định nhu cầu đào tạo phải căn cứ trên đánh giá chất lượng đội ngũ hiện có. Chất lượng được đánh giá phải bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của đội ngũ, phân tích xem đơn vị nào cần ưu tiên ĐTBD trước, đơn vị nào có thể ĐTBD sau. Kế hoạch đào tạo phải căn cứ trên nhu cầu; thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra nhằm đạt mục tiêu đã định. Mỗi giai đoạn này đều cần phải đánh giá để rút kinh nghiệm, làm cho giai đoạn sau tốt hơn và quan trọng là làm cơ sở cho việc thực hiện các vòng quay tiếp theo. Đánh giá là cơ sở để cử CBCCVC đi ĐTBD, đánh giá cũng là cơ sở để bố trí, sắp xếp CBCCVC sau khi đi ĐTBD về có tăng năng lực công tác hay không…

Bốn là, tăng ĐTBD gắn với thực tiễn công việc và các kỹ năng quản lý, lãnh đạo. Các kỹ năng như: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát và một số kỹ năng mềm khác: kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thực hành, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng hòa giải, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giải quyết công việc liên quan đến công dân và tổ chức... Cần giảng dạy dựa trên các tình huống thực tế, ít lý thuyết. Phương pháp học tập nêu trên buộc người học và người dạy phải chủ động, không phụ thuộc sách vở mà phải độc lập suy nghĩ, sáng tạo để tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.

Công tác ĐTBD là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình quản lý, sử dụng đội ngũ CBCCVC. Mục đích của ĐTBD là nâng cao năng lực công tác của CBCCVC nhằm đáp ứng các yêu cầu của đơn vị. Công tác ĐTBD liên quan mật thiết đến nhiều cơ quan, đơn vị từ đơn vị cử đi ĐTBD, đơn vị chủ trì ĐTBD đến đơn vị quản lý, sử dụng sau ĐTBD. Do đó, việc gắn ĐTBD với quản lý, sử dụng đội ngũ CBCCVC cần phải được thực hiện một cách hiệu quả trong thời gian tới nhằm tiếp tục thực hiện cuộc cải cách hành chính nhà nước hướng đến xây dựng một nền hành chính phục vụ.

Hải Định
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.346.318
Hiện tại 2.894 khách