Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Các hộ kinh doanh sẽ không được bán SIM di động
Ngày cập nhật 10/05/2017

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 49 quy định SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, sẽ không còn hình thức điểm giao dịch được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh.

Cột nhà mạng phải chịu trách nhiệm về đăng ký thuê bao trả trước

Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, trong những năm vừa qua, với chính sách mở cửa thị trường, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp phát triển, thị trường viễn thông di động đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện nay, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt hơn 126 triệu và được đánh giá là một trong những nước có mật độ thuê bao viễn thông trên 100 dân cao trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các thuê bao di động hiện nay là thuê bao di động trả trước (chiếm hơn 95%), và theo đánh giá của Bộ Công an thì hơn 75% số thuê bao di động trả trước có thông tin không chính xác.

Bà Lê Thị Ngọc Mơ cho rằng, về cơ bản cho đến nay pháp luật hiện hành về viễn thông (Luật Viễn thông, Nghị định 25/2011/NĐ-CP, Nghị định 174/2013/NĐ-CP, Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT về quản lý thuê bao trả trước) đã tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ về việc quản lý thông tin thuê bao di động trả trước nhưng kết quả triển khai chưa được như mong muốn, các mức xử phạt còn quá nhẹ so với doanh thu thu được từ các hành vi sai phạm dẫn tới tình trạng SIM thuê bao kích hoạt sẵn, thông tin thuê bao không đúng, SIM rác vẫn còn tồn tại phổ biến.

Trong bối cảnh yêu cầu có được cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao chính xác để phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, góp phần hạn chế tin nhắn rác, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, Nghị định số 49/2017/NĐ-CP được ban hành với mục đích sửa đổi, bổ sung, thay đổi một số quy định về quản lý thuê bao di động nhằm tăng tính hiệu quả trong công tác triển khai, giảm tục hành chính, tăng tính chính xác của thông tin thuê bao di động trả trước, đồng thời đưa ra các mức xử phạt nghiêm khắc hơn nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng.

Theo nghị định mới này, việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được thực hiện tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp thiết lập hoặc điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác thiết lập được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền. Như vậy, sẽ không còn hình thức điểm giao dịch được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh. Thêm vào đó nghị định này quy định SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.

Nghị định sẽ tập trung quản lý mạnh vào các nhà mạng với các quy định như nhà mạng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, kể cả các điểm ủy quyền. Như vậy, nếu có bất kỳ hành vi sai phạm nào trong việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước thì nhà mạng sẽ là đối tượng bị xử lý thay vì đổ trách nhiệm sang đại lý SIM thẻ như trước đây.

Nghị định 49 cũng quy định, sau 3 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các điểm đăng ký thông tin thuê bao, đại lý phân phối SIM thuê bao nếu không được ủy quyền sẽ phải ngừng hoạt động liên quan tới đăng ký thông tin thuê bao, phân phối SIM thuê bao liên quan tới doanh nghiệp đó.

Vẫn theo nghị định mới này, đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, nhà mạng phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần, Nhà mạng phải tạm dừng cung cấp dịch vụ một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo và thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện cập nhật thông tin thuê bao theo đúng quy định.

Kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, nhà mạng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ (theo các quy định tại Nghị định) của các thông tin thuê bao di động thực hiện giao kết hợp đồng sau ngày này. Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, nhà mạng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ (theo các quy định tại Nghị định) của toàn bộ thông tin thuê bao di động được lưu giữ (bao gồm cả các thông tin thuê bao thực hiện giao kết hợp đồng trước ngày Nghị định có hiệu lực).

Phạt nặng nhà mạng nếu để thông tin thuê bao trả trước sai

Bà Lê Thị Ngọc Mơ cho biết, theo Nghị định mới này sẽ có các mức xử phạt chi tiết cho từng hành vi vi phạm với từng chủ thể (thuê bao, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông di động, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông di động) và tập trung chủ yếu xử phạt các doanh nghiệp viễn thông di động (do chịu toàn bộ trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin thuê bao), Cụ thể sẽ phạt tiền đến 1 triệu đồng trên mỗi số thuê bao đối với nhà mạng trong trường hợp cung cấp dịch vụ cho thuê bao có thông tin thuê bao không đúng quy định. Phạt tiền đến 30 triệu đồng trên mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đối với nhà mạng trong trường hợp chấp nhận giấy tờ không đúng quy định. Phạt tiền đến 40 triệu đồng khi bán, lưu thông SIM thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ và bán SIM thuê bao di động khi không được nhà mạng ký hợp đồng ủy quyền.

Nghị định này còn đưa ra quy định sẽ phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với nhà mạng khi không thông báo hoặc không yêu cầu các thuê bao thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi phát hiện thông tin thuê bao không đúng quy định. Phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với người đại diện theo pháp luật của nhà mạng khi không bố trí nhân sự, phương tiện kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng truy nhập cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp để kiểm tra khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, nếu nhà mạng từ chối việc cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra cơ sở dữ liệu thuê bao tập trung như đã từng xảy ra sẽ bị xử phạt nặng thày vì chỉ bị nhắc nhở.

Ngoài ra, Nghị định còn có các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như buộc nhà mạng phải nộp lại tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của SIM đối với các thuê bao được cung cấp dịch vụ vi phạm quy định.

Theo http://ictnews.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 1.497 khách