Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Bộ Xây dựng kiên quyết chống "bệnh" thủ tục hành chính "hành" dân
Ngày cập nhật 20/07/2015

Bộ Xây dựng vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết để tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Theo Bộ Xây dựng, năm 2014, Bộ đã hoàn thành trình Quốc hội thông qua 03 dự án Luật quan trọng gồm: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản với những quan điểm, tư tưởng đổi mới mang tính đột phá nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ đã và sẽ chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật để vừa khắc phục những tồn tại, hạn chế vừa cụ thể hóa các chính sách mới.

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, các thủ tục hành chính luôn được rà soát, cải cách, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, giảm tối đa về thời gian, hồ sơ và chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Bộ đã chủ động đơn giản hóa thủ tục hành chính theo yêu cầu của Chính phủ, hoàn thành 100% việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bảo đảm các thủ tục hành chính được ban hành thực sự cần thiết, hợp pháp, hợp lý, không gây phiền hà, tốn kém, phát sinh các chi phí không chính thức.

Khi 3 Luật trên có hiệu lực thi hành,số lượng thủ tục hành chính giảm đi đáng kể; thời gian thực hiện giảm 30%, thành phần hồ sơ đã giảm hơn trước, các doanh nghiệp tiếp cận thủ tục dễ dàng, nhanh chóng...

Về lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình, kể từ khi Luật Xây dựng 2014 được ban hành đã giảm, lồng ghép được 6 thủ tục, giảm thời gian thực hiện các thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thực hiện đầu tư là 105 ngày.

Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 ( có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015) đã luật hóa các giải pháp, đưa ra nhiều quan điểm mới:

Mở rộng phạm vi kinh doanh bất động sản cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, giải quyết việc làm, tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế.

Bỏ quy định bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch bất động sản để tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bất động sản và giảm bớt chi phí kinh doanh.

Mở rộng đối tượng và nới lỏng điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (có các quyền và nghĩa vụ như công dân trong nước); mở rộng đối tượng và nới lỏng điều kiện cho cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (như chỉ cần được phép nhập cảnh vào Việt Nam, không hạn chế về số lượng, loại nhà ở được sở hữu...) để góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính (TTHC) không cần thiết, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 chỉ quy định 03 TTHC.

Về lĩnh vực nhà ở, Luật Nhà ở năm 2005 còn quy định 27 thủ tục hành chính (trong đó gồm có 12 thủ tục về phát triển nhà ở và 15 thủ tục về quản lý, sử dụng nhà ở). Sau khi Luật Nhà ở năm 2014 được ban hành ( có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015) thì lĩnh vực nhà ở có tổng số 23 thủ tục hành chính (trong đó có 4 thủ tục về phát triển nhà ở và 19 thủ tục về quản lý sử dụng nhà ở).

Dù việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được người dân và doanh nghiệp ghi nhận, nhưng Bộ Xây dựng cũng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế:

Năng lực của cán bộ, công chức thực sự đáp ứng tốt yêu cầu, một số cán bộ, công chức có biểu hiện hách dịch, cửa quyền gây khó khăn, phiền hà trong khi thi hành công vụ; đồng thời thiếu các chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về thực hiện TTHC.

Chưa thực hiện triệt để cơ chế “một cửa liên thông”, việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện TTHC còn hạn chế dẫn đến tình trạng chậm trễ, kéo dài thời gian thực hiện TTHC.

Việc công khai, minh bạch quy trình, thủ tục hồ sơ thực hiện TTHC, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính có địa phương làm chưa thật tốt./.

http://dangcongsan.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.356.206
Hiện tại 626 khách