Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Kết nối thị trường
Ngày cập nhật 10/06/2015
Một buổi tập huấn của Sở Công thương tỉnh TT Huế

Lựa chọn công nghệ trong kỷ nguyên số đã là điều không thể khác nếu muốn tiếp cận nhanh với thị trường ở phạm vi toàn cầu. Hầu như tất cả mọi giao dịch đều có thể thực hiện trên bàn phím. Thế nên sẽ là điều khó hiểu nếu các các công ty, doanh nghiệp lại không có một địa chỉ internet để tự quảng bá, giới thiệu và tương tác với khách hàng, cho dù là ở một phân khúc nào đó.

Việc kết nối và mở rộng thị trường trên mạng internet – theo cách nói hiện nay là thương mại điện tử - do vậy cũng là điều đã được các đơn vị, doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh áp dụng để mở rộng phạm vi kinh doanh, hội nhập sâu hơn vào thị trường trong và ngoài nước. Nhiều tìm kiếm, xúc tiến hỗ trợ đầu tư, biên bản ghi nhớ và cả giao dịch đã được tiến hành. Không chỉ là việc triển khai mang tính chiến lược theo yêu cầu của Chính phủ với các giải pháp về phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử; cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao hiệu quả về năng lực và quản lý nhà nước về thương mại điện tử… đây còn là một nhu cầu tự thân để tồn tại và phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động thương mại.

Vị trí số 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về chỉ số thương mại điện tử, trong đó 2 chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin và chỉ số vị trí giao dịch dịch vụ công trực tuyến đứng (G2B) đều đứng ở vị trí thứ 5; chỉ số giao dịch doanh nghiệp bán cho người dùng (B2C) đứng thứ 10 và chỉ số giao dịch giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) được xếp ở vị trí 33 đã cho thấy sự chiến lược và cả sự nỗ lực của Thừa Thiên Huế trên lĩnh vực này. Theo Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (khoảng 5 nghìn DN) đã kết nối internet, trong đó có trên 70% có giao dịch thương mại điện tử và khoảng 30% doanh nghiệp có website. Số doanh nghiệp đăng ký chữ ký số cũng tăng nhanh trong 3 năm gần đây với 3.639 các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để kê khai thuế điện tử, 1439 doanh nghiệp đăng ký sử dụng chứng thư số.

Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 theo QĐ 1033/QĐ – TTG của Thủ tướng Chính phủ thì chúng ta vẫn còn một số chỉ số phải tiếp tục phấn đấu, nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ với yêu cầu 45% phải có website, 30% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử và bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng…

Chuẩn bị tốt hơn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho thương mại điện tử; hình thành sàn giao dịch điện tử cho các sản phẩm mang thương hiệu Huế thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm, nhanh chóng thiết lập hệ thống thanh toán điện tử và hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử… là những vấn đề đã được tỉnh xác định sẽ tiếp tục tập trung đầu tư. Từ đó, thêm điều kiện, cơ hội và động lực để ccs doanh nghiệp tạo chuyển động mạnh mẽ hơn trong việc kết nối và mở rộng thương trường trong dòng chảy đối lưu đa chiều.

Theo Báo Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.337.332
Hiện tại 8.342 khách