Tuyên truyền, phổ biến đến từng đối tượng
Đề án trên đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến về vai trò, mục đích, ý nghĩa, nội dung, thực trạng về xây dựng xã hội học tập và các hình thức học tập suốt đời đối với từng đối tượng.
Cụ thể, Đề án phấn đấu thực hiện tuyên truyền, tập huấn, phổ biến đến 100% phóng viên phụ trách chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về giáo dục tại các cơ quan báo chí; 95% cán bộ chuyên trách trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ chủ chốt của đài phát thanh, truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã, điểm sinh hoạt cộng đồng và 100% cán bộ cấp xã, cán bộ chủ chốt của trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục chính quy làm nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục khác; cán bộ chủ chốt của thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa...
Từ đó, Đề án phấn đấu đạt 100% học sinh, sinh viên, học viên tại các cơ sở giáo dục; 90% công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; 70% lao động nông thôn và lao động tự do được thụ hưởng tuyên truyền.
Đa dạng phương thức truyền thông
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án sẽ thực hiện biên tập, in ấn, đa dạng hóa, nội dung, hình thức tài liệu tuyên truyền phù hợp với các đối tượng; thực hiện tuyên truyền qua các cơ quan báo chí. Cụ thể, xây dựng chuyên mục, chuyên đề, chương trình về xây dựng xã hội học tập trên các kênh chương trình quảng bá tại các đài phát thanh, đài truyền hình trung ương và địa phương; mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về xây dựng xã hội học tập trên các báo, tập chí in, báo điện tử.
Đồng thời, thực hiện tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở; qua tin nhắn trên mạng viễn thông, mạng xã hội, trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử...