Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai
Ngày cập nhật 07/04/2014

Ngày 4/4/2014, Hội nghị tổng kết công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 đã được diễn ra tại Đà Nẵng. Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, các thành viên của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, các thành viên của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ Thông tin và Truyền thông đã tới dự và có bài tham luận tại Hội nghị.  

Năm 2013, thiên tai ở nước ta diễn biến phức tạp, bất thường, bão xuất hiện sớm và nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Đây là năm ghi nhận được số lượng cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng đến Việt Nam đạt mức kỷ lục trong 50 năm qua.

Mặc dù trong điều kiện kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, song Đảng, Nhà nước, Chính phủ vẫn giành sự ưu tiên cao đối với công tác phòng chống lụt bão, thể hiện qua việc chỉ đạo, ban hành về chính sách, bố trí kinh phí cho công tác tu bổ, nâng cấp các công trình đê, kè, cống, hồ chứa, khu neo đậu tàu thuyền, công trình chống sạt lở, di dân tái định cư vùng thiên tai, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, tìm kiếm cứu nạn...
Tuy công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai đã đạt được nhiều kết quả, song vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục: khi có lũ, bão, ở cấp xã và một số huyện miền núi triển khai chưa tốt việc hướng dẫn hoặc cấm người đi qua suối, ngầm, vớt củi...; vẫn còn tư tưởng chủ quan trong một số bộ phận nhân dân, cho rằng bão không lớn như dự báo nên chưa chủ động chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây...; phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế, chưa tính đến những hiện tượng thời tiết bất lợi; công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” ở một số địa phương, nhất là cấp huyện, xã chưa thực sự được quan tâm đúng mức…
Phát biểu tham luận lại hội nghị, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết: Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai các dự án đầu tư, thiết lập mạng thông tin chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống lụt bão (bao gồm 15 xe thông tin chuyên dùng, 205 thiết bị Inmarsat). Các trang thiết bị này đã được đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả trong công tác bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ phòng chống thiên tai. Vì vậy, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương cần quan tâm quản lý, phân bổ, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị này phục vụ công tác thông tin liên lạc chỉ đạo điều hành phòng chống lụt bão. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, chính quyền các cấp tăng cường công tác xây dựng các nội dung thông tin tuyên truyền về thiên tai, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống thiên tai, bão lũ và chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 25/2013/QĐ-TTg ngày 4/5/2013 về việc ban hành Quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ lên hệ thống mạng ngoại vi rất nặng nề. Theo quy định tại Luật Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương. Do đó, UBND các tỉnh, thành phố cần quan tâm, chỉ đạo sớm xây dựng và ban hành Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương theo quy định tại Thông tư 14, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thống nhất hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn, bảo đảm tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao mức độ an toàn của hệ thống hạ tầng viễn thông thụ động, cũng như hệ thống thông tin liên lạc nói chung.
Trong những năm tới tình hình thiên tai có thể diễn biến phức tạp, Thứ trưởng cũng đề nghị Chính phủ quan tâm, cho phép tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống mạng thông tin chuyên dùng phục vụ chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai theo hướng tăng cường sử dụng công nghệ vệ tinh, đầu tư thiết lập các hệ thống truyền hình cơ động,… để nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai.
Theo hội nghị, trong năm 2014, các cơ quan, đơn vị từ Trung ương tới địa phương cần thực hiện tốt phương châm “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Công tác phòng chống lụt bão sẽ tập trung vào một số biện pháp: hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống thiên tai; Nghị định thành lập và quản lý quỹ phòng chống thiên tai; Nghị định thay thế Nghị định 72/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn hồ đập và Quyết định Quy định cấp độ rủi ro thiên tai. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW sẽ tổ chức, triển khai hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản dưới luật để thực thi đạt kết quả tốt trong công tác phòng chống thiên tai năm 2014 và những năm tiếp theo; thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Ban chỉ huy phòng chống thiên tai cấp Bộ; Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai trên cơ sở kiện toàn Ban chỉ đạo, chỉ huy phòng chống lụt bão hiện có nhằm chủ động ứng phó trong mùa bão, lũ năm 2014; hoàn thiện Dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch, nghiên cứu các giải pháp đối phó với siêu bão, theo nội dung chỉ đạo của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại công văn số 9630/VPCP-KTN ngày 13/11/2013 về việc nghiên cứu các giải pháp ứng phó với siêu bão; chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng và tổ chức diễn tập phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ" của các cấp, các ngành chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong năm 2013; các Bộ, ngành địa phương kiên quyết chỉ đạo và thực hiện việc xử lý nghiêm những sai phạm về vi phạm an toàn đê điều, vi phạm về thoát lũ; xây dựng phương án phòng chống lụt bão và cứu hộ cứu nạn; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, đặc biệt là các tổ chức đang hoạt động về giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam, các quốc gia trong khu vực, các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trên thế giới; tham gia các hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trong khu vực khi có yêu cầu; tăng cường kinh phí và có cơ chế chủ động trong việc bố trí kinh phí để đầu tư, hỗ trợ cho công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ở Trung ương và địa phương.../.
 
Nguồn MIC.GOV.VN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.356.873
Hiện tại 822 khách