Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia ban hành Kế hoạch hoạt động phát triển IPv6 năm 2014
Ngày cập nhật 26/03/2014

Sáng ngày 26/03/2014, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông 18 Nguyễn Du - Hà Nội, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã tổ chức cuộc họp phổ biến kế hoạch công tác năm 2014. Tới dự cuộc họp có ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Ban công tác, các thành viên trong Ban công tác, đại diện một số doanh nghiệp viễn thông và CNTT...  

 

Theo báo cáo của Ban công tác, trong năm 2014, Ban công tác sẽ triển khai một một số nội dung như: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách; công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đào tạo; hợp tác quốc tế; thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ trên nền IPv6.

Đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Ban sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ như: rà soát kế hoạch hành động Quốc gia về IPv6. Bổ sung các nội dung liên quan đến doanh nghiệp sản xuất thiết bị phần mềm, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung; hoàn tất và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Đề án xây dựng phòng đo kiểm chứng nhận thiết bị sản phẩm hỗ trợ IPv6 tại Việt Nam; xúc tiến ban hành nghị định thay thế Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về quản lý, đầu tư, ứng dụng CNTT sử dụng trong cơ quan nhà nước phải hỗ trợ IPv6; ban hành các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn đánh giá khả năng đáp ứng, tính sẵn sàng IPv6 của các thiết bị, hạ tầng thông tin, mạng lưới tổ chức, doanh nghiệp; ban hành danh mục thiết bị phải thực hiện thủ tục hợp quy, hợp chuẩn đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ IPv6; xây dựng một lộ trình đảm bảo các thiết bị, phần mềm viễn thông và CNTT kết nối Internet sản xuất trong nước và nhập khẩu vào Việt Nam phải ứng dụng công nghệ IPv6; xây dựng văn bản hướng dẫn các ưu đãi trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và kinh doanh thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ IPv6.

Đối với công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, Ban sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ như: tổ chức hội thảo chuyên đề triển khai IPv6 với ngành công nghiệp phần mềm; tổ chức sự kiện ngày IPv6 Việt Nam 2014; Tổng hợp và công bố tài liệu hướng dẫn của Ban công tác liên quan đến chính sách, lộ trình, hướng dẫn triển khai IPv6 ở Việt Nam; hoàn tất và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt đề án xây dựng chương trình công bố chứng nhận IPv6 Ready Logo của Việt Nam dành cho các ứng dụng, hệ thống và mạng lưới hoạt động trên mạng Internet; Bổ sung nội dung về IPv6 vào các hội nghị, hội thảo, sự kiện chuyên môn trong lĩnh vực viễn thông, CNTT của Bộ; đưa tin, bài cập nhật liên quan đến các hoạt động của Ban công tác, các sự kiện IPv6 của Việt Nam trên trang thông tin và các ấn phẩm truyền thông của Bộ; kết hợp với các cơ quan quản lý trực tiếp về các lĩnh vực thuế, đầu tư, hải quan để tổ chức các buổi tọa đàm chuyên sâu, phổ biến về các chính sách ưu đãi liên quan đến IPv6.

Đối với công tác đào tạo, hợp tác quốc tế: hoàn tất dự án hợp tác ASEAN về IPv6 "Hỗ trợ thúc đẩy triển khai IPv6 trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ"; tổ chức khoá đào tạo triển khai IPv6 cho các nhà phát triển phần mềm; triển khai chương trình đào tạo trực tuyến qua hệ thống của VNNIC; tổ chức chương trình làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để cung cấp thông tin, xúc tiến đưa nội dung về IPv6 vào chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng thuộc lĩnh vực CNTT và viễn thông theo quy định của Nghị định 72/2013/NĐ-CP; tổ chức đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm triển khai IPv6 theo chuyên đề Quản lý vận hành phòng chứng nhận IPv6 Ready Logo dành cho các ứng dụng, hệ thống và mạng lưới hoạt động trên mạng Internet.

Đối với công tác thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ trên nền IPv6: làm việc với các doanh nghiệp để xây dựng các mô hình mẫu triển khai IPv6 ở Việt Nam; Củng cố, phát triển mạng IPv6 quốc gia và các dịch vụ, ứng dụng trên mạng IPv6 Quốc gia.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Nam Thắng, Trưởng Ban công tác đã yêu cầu các đơn vị cần làm tốt một số nhiệm vụ như: Xây dựng lộ trình bảo đảm tất cả thiết bị, phần mềm viễn thông và CNTT kết nối Internet được sản xuất trong nước và nhập khẩu vào Việt Nam phải ứng dụng công nghệ IPv6, hướng tới ngừng hoàn toàn việc sản xuất và nhập khẩu thiết bị, phần mềm không hỗ trợ công nghệ IPv6 như quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP; Xây dựng và triển khai Chương trình “Sẵn sàng kết nối IPv6” (IPv6 Ready Program) đối với doanh nghiệp sản xuất phần cứng, phần mềm và ứng dụng; Rà soát lại Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, trường hợp cần thiết, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt điều chỉnh để bổ sung các nội dung liên quan đến doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá khả năng đáp ứng, tính sẵn sàng IPv6 của các thiết bị, hạ tầng thông tin, mạng lưới của tổ chức, doanh nghiệp. Chú trọng nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền thông qua các biện pháp như: Xây dựng các bộ tài liệu chuẩn phục vụ tuyên truyền đảm bảo phù hợp với từng đối tượng cụ thể; lồng ghép các nội dung về IPv6 vào các hội nghị, hội thảo, sự kiện chuyên môn trong lĩnh viễn thông, CNTT của Bộ; Tập trung vào 03 đối tượng doanh nghiệp bao gồm: Nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhà sản xuất thiết bị và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung. Đề nghị nghiên cứu theo hướng triển khai thí điểm việc xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ IPv6 chuẩn trên quy mô nhỏ làm mô hình mẫu, từ đó nhân rộng trên quy mô lớn. Tiếp tục củng cố, phát triển mạng IPv6 quốc gia và các dịch vụ, ứng dụng trên đó. Xây dựng, ban hành Danh mục thiết bị phải thực hiện thủ tục hợp quy đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ IPv6; khẩn trương triển khai công tác chứng nhận các thiết bị, phần mềm, dịch vụ đã đáp ứng IPv6. 

 

theo mic.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.339.591
Hiện tại 389 khách