Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Luật Xuất bản 2012: Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản
Ngày cập nhật 11/02/2014
Trưng bày sách của NXB Đại học Huế

 Luật Xuất bản 2012 đã được Quốc hội khóa XIII biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 20/11/2012 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013 là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động xuất bản. Luật Xuất bản 2012 được ban hành đã tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 và các Quyết định số 281, 282 và 283-QĐ/TW ngày 26/01/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, cũng như khắc phục, tháo gỡ những hạn chế, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển trong những năm tới. 

 Trong những năm qua, bên cạnh những khó khăn chung của đất nước, hoạt động xuất bản còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Nhu cầu về văn hóa đọc của xã hội ngày một đa dạng; sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa xuất bản truyền thống với các phương tiện nghe nhìn; sự chống phá của các thế lực  thù địch,... Tuy vậy, dưới sự chỉ đạo, định hướng của Đảng, hoạt động xuất bản của nước ta đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, từng bước đổi mới, thích ứng với cơ chế thị trường; chất lượng nội dung và hình thức của xuất bản phẩm không ngừng được nâng lên, cung cấp cho xã hội khối lượng thông tin, tri thức lớn về nhiều lĩnh vực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước.

 Luật Xuất bản 2012 đã được Quốc hội khóa XIII biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 20/11/2012 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013 là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động xuất bản. Luật Xuất bản 2012 được ban hành đã tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 và các Quyết định số 281, 282 và 283-QĐ/TW ngày 26/01/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, cũng như khắc phục, tháo gỡ những hạn chế, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển trong những năm tới.

 Có thể nói,  Luật Xuất bản 2012 là văn bản pháp lý cao nhất và quan trọng đối với hoạt động xuất bản Việt Nam. Luật được xây dựng trên nguyên tắc: Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; kế thừa và phát huy ưu điểm của các quy định trong Luật Xuất bản năm 2004 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008), đồng thời có thêm các quy định mới nhằm khắc phục những bất cập hạn chế phát sinh; tăng cường các biện pháp, cơ chế bảo đảm tính thống nhất, công bằng, minh bạch và tạo điều kiện để hoạt động xuất bản - in - phát hành phát triển lành mạnh, đúng định hướng của Đảng.

 Để tiếp tục cụ thể hóa sự chỉ đạo, định hướng của Đảng và góp phần nâng cao chất lượng toàn diện đối với hoạt động xuất bản, trong Luật Xuất bản 2012 có những điểm nhấn quan trọng đó là:

 Thứ nhất, tiếp tục xác định rõ vị trí mục đích của hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội; giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí; xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam; mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội; đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Thứ hai, để tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản có bước phát triển toàn diện, bền vững theo đúng định hướng là “hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Luật đã quy định những chính sách của Nhà nước hết sức cụ thể về chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cụ thể cho từng lĩnh vực xuất bản - in - phát hành xuất bản phẩm, cũng như thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản; chú trọng đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị xuất bản - in - phát hành tại các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; hỗ trợ việc quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; 

 Thứ ba, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tiêu chuẩn, quyền hạn và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản và đội ngũ biên tập viên, hợp nhất chức danh lãnh đạo nhà xuất bản cho phù hợp với quy định của pháp luật, qua đó củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực cho các nhà xuất bản; bổ sung quy định về trách nhiệm pháp lý của nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm, đối tác liên kết làm căn cứ cho việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về chế tài để ngăn chặn và xử lý những sai phạm trong hoạt động xuất bản.

 Thứ tư, Luật Xuất bản 2012 đã dành riêng một chương quy định về xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử với những điều, khoản cụ thể và là bước tiến mới rất quan trọng cho hoạt động xuất bản trong quá trình hội nhập quốc tế. 

 Để Luật Xuất bản thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, thì việc triển khai thi hành Luật rất cần được quan tâm tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện. Cụ thể là tập trung triển khai một số công việc như: Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng Luật Xuất bản đến các đối tượng tham gia hoạt động xuất bản và nhân dân bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp; sớm hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật; tổ chức thực hiện các quy định của Luật và các văn bản dưới Luật một cách nghiêm túc, đầy đủ, thống nhất từ Trung ương tới cơ sở; phát huy mọi nguồn lực, nhân tố để hoạt động xuất bản thực sự có bước phát triển toàn diện, vững chắc.


TS. Nguyễn Bắc Son - Ủy viên Trung ương Đảng, 
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

 

theo Mic.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.342.268
Hiện tại 1.082 khách