Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Thứ trường Trần Đức Lai thăm và làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 28/08/2012

 Sáng ngày 28/8, Thứ trường Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai đã đến thăm và có buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế.

 Tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Bảo Hùng, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2012, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đều hoạt động đúng tôn chỉ, bám sát chủ trương, đường lối của Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh vào cuộc sống.

Lĩnh vực bưu chính, chuyển phát cũng có những bước phát triển. Bán kính phục vụ bình quân đạt 2,860km/1 điểm. Hoạt động bưu chính – chuyển phát của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đi vào ổn định và hoạt động ngày một hiệu quả; các doanh nghiệp vẫn duy trì được các dịch vụ truyền thống và không ngừng phát triển, đa dạng hóa các dịch vụ gia tăng. Doanh thu 8 tháng đầu năm 2012 đạt 40,5 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về viễn thông và internet, toàn tỉnh đạt 100% thôn, bản có máy điện thoại; 100% các xã phường, thị trấn kết nối mạng internet; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn được ứng dụng CNTT  trong công tác quản lý sức khỏe cộng đồng qua mạng internet. Mật độ điện thoại các loại đạt 192,5 máy/100 dân, tăng 21,3% so với năm 2011; mật độ thuê bao internet 6,67 thuê bao/100 dân, tăng 35,28% so với năm 2011. Hiện Thừa Thiên Huế đã thực hiện xong việc ngầm hóa cáp treo tại 100% tuyến đường trên địa bàn thành phố Huế. Sở Thông tin và Truyền thông đang xây dựng kế hoạch ngầm hóa cáp treo đến các trung tâm huyện lỵ, thị xã trình UBND tỉnh phê duyệt và phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành kế hoạch.

Về công nghệ thông tin, chỉ số ICT Index về CNTT của Thừa Thiên Huế luôn được đánh giá, xếp vào top 5 so với toàn quốc. Hạ tầng CNTT phát triển đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; mạng WAN đã kết nối đến 100% các phòng, ban chuyện môn cấp huyện. Tuyến cáp quang kết nối internet đã đến với 100% các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, xã trên toàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính, công nghệ thông tin và các cơ quan báo chí cũng đã báo cáo những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm cũng như nhưng vướng mắc khó khăn và kiến nghị Bộ quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2012…

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Đức Lai đánh giá cao vai trò quản lý nhà nước cũng như sự tăng trưởng của lĩnh vực TT&TT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời đồng chí đã giải đáp nhiều kiến nghị và định hướng một số nhiệm vụ của ngành Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới. Cụ thể:

- Về Công nghệ thông tin: Thừa Thiên Huế đã triển khai tốt và đồng bộ về ứng dụng CNTT. Trong thời gian tới Sở Thông tin và Truyền thông cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ cơ sở. Đồng chí hy vọng Thừa Thiên Huế sẽ luôn đi đầu trong triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước cũng như tiến tới mục tiêu mọi người dân đều biết sử dụng internet.

- Về quy hoach Viễn thông: Trong thời gian tới, Bộ sẽ quy hoạch lại tần số đối với truyền hình, thay thế truyền hình analog bằng số hóa. Theo đó, các đài Phát thanh Truyền hình sẽ chịu trách nhiệm về phần nội dung, phần truyền dẫn phát sóng sẽ giao cho các doanh nghiệp viễn thông đảm nhiệm trên cơ sở cạnh tranh để vừa đảm bảo chất lượng truyền dẫn vừa tiết kiệm được kinh phí.

- Về Internet: Việc cung cấp dịch vụ internet đang dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên việc quản lý blog và mạng xã hội đang gặp rất nhiều khó khăn. Các tổ chức phản động luôn lợi dụng các trang cộng đồng này để bôi nhọ và xuyên tạc các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Để ngăn chặn tình trạng này, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước tăng cường giám sát quản lý đối với các đại lý Internet, khi phát hiện những thông tin bất lợi cần báo cáo ngay với cơ quan quản lý....

- Về Báo chí xuất bản: Cần theo dõi chặt chẽ tình hình chính trị, an ninh thông tin. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về các chương trình lớn của Chính phủ: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Chương trình Xây dựng nông thôn mới; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; ứng phó với biến đổi khí hậu...Cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động để có định hướng tốt, hạn chế tối đa thông tin ngoài luồng, không chính thống, đảm bảo an toàn thông tin...

- Về Bưu chính: Hiện nay các điểm bưu điện văn hóa xã đang gặp rất nhiều khó khăn về doanh thu và các chế độ cho nhân viên...Thời gian tới nhà nước sẽ có biện pháp hỗ trợ một phần kinh phí cho các điểm BĐVHX. Đồng thời, địa phương cần tạo điều kiện để các điểm ĐBĐVHX làm các dịch vụ xã hội khác để tăng doanh thu...

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.357.727
Hiện tại 1.005 khách