Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong toàn ngành thông tin và truyền thông
Ngày cập nhật 31/01/2013
Toàn cảnh hội nghị

 Chiều 29/01/2013, tại 18 Nguyễn Du - Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm1992 trong toàn ngành thông tin và truyền thông. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai, Trưởng ban chỉ đạo về tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chủ trì hội nghị.  

 Theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao hai nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp; mở chuyên trang, chuyên mục về dự thảo sửa đổi Hiến pháp và phản ánh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân. Thứ hai, tổ chức và xây dựng báo cáo góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong toàn ngành thông tin và truyền thông.

 

Quán triệt tại Hội nghị triển khai, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương và địa phương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan của Ban tuyên giáo Trung ương bám sát sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Bộ  để kịp thời chỉ đạo các cơ quan báo chí trong việc đưa tin, bài phản ánh tình hình góp ý của nhân dân, cũng như báo cáo kịp thời các vướng mắc phát sinh, các biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức lấy ý kiến.

Đối với các cơ quan thông tấn, báo chí cần theo sát chỉ đạo và quán triệt sâu sắc đến từng phóng viên, biên tập viên nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị trong việc đưa tin bài phản ánh. Các ý kiến góp ý được chọn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng cần đảm bảo khách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng, tránh khuynh hướng thông tin phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, không chân thực.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo tổ chức, đơn vị và các tổ chức đoàn thể cần đưa nội dung Kế hoạch này vào sinh hoạt của chi bộ, Đảng bộ, cơ quan và tổ chức để quán triệt trong toàn thể Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành về mục đích, quan điểm, định hướng trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Mọi ý kiến thảo luận, góp ý cần phải cùng thống nhất với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định đi theo chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, cần tập trung thảo luận kỹ hơn các vấn đề liên quan đến vai trò trách nhiệm của Bộ, địa phương trong các chế định của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm1992 liên quan đến ngành thông tin và truyền thông.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu được nghe thuyết minh sửa đổi Hiến pháp 1992. Bản thuyết minh tập trung vào những nội dung sửa đổi cụ thể, cũng như thuyết minh của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp về những nội dung sửa đổi đó.

Theo chỉ đạo, các đơn vị sẽ báo cáo bằng văn bản các ý kiến, góp ý về Vụ pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 5/3/2012. 

 

 

theo mic.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.357.727
Hiện tại 1.002 khách