Tìm kiếm
Liên kết website
Chính phủ
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND phường, xã, thị trấn
Thừa Thiên Huế đi đầu trong công tác xây dựng, phát triển chính quyền số
Ngày cập nhật 02/12/2023
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ Nguyễn Trọng Thừa phát biểu kết luân kiểm tra công tác CCHC tại tỉnh Thừa Thiên Huế

“Thừa Thiên Huế là địa phương tiên phong, đẩy mạnh xây dựng, phát triển chính quyền số” đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ.

 

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đã được đánh giá cao việc việc chỉ đạo, điều hành quyết liệt của tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác cải hành hành chính của tỉnh.

Theo báo cáo đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện công tác CCHC  năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đầu năm 2023 đến nay, đã có nhiều văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh về công tác  đẩy mạnh cải cách hành chính  tại các cơ quan, đơn vị; ban hành nhiều chính sách giảm phí, lệ phí khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Các tổ công tác được thành lập do lãnh đạo tỉnh làm Tổ trưởng đã trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên từng lĩnh vực quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp. Công tác thông tin, tuyên truyền được quan tâm, đẩy mạnh, có nhiều đổi mới, sáng tạo...

Cổng Dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế  vận hành có hiệu quả, cung cấp nhiều tiện ích thông minh phục vụ nhân dân khi giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). 86,36% số sở, ngành đã hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn các tổ chức bên trong đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức do Chính phủ ban hành; kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm của công chức trong thực thi công vụ, góp phần tích cực trong công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức trong quá trình phục vụ nhân dân.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tiên phong, đẩy mạnh xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đạt 88,27% trên tổng số dịch vụ công toàn tỉnh, trong đó, 787 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 1.072 dịch vụ công trực tuyến một phần. Đã triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến trên nền tảng ứng dụng Hue-S...

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa  cũng đã chỉ ra một số hoạt động chưa hiệu quả, cụ thể:

Việc công bố, công khai, cập nhật TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia có lĩnh vực còn chậm. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ trễ hạn vẫn còn tồn tại ở cả 3 cấp hành chính, nhất là lĩnh vực đất đai. Tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận, giao trả trực tuyến toàn trình và một phần tại một số đơn vị cấp xã chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính dẫn đến phải kỷ luật. Việc tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo quản lý chưa đạt hiệu quả cao. Tỉnh chưa ban hành cơ chế, chính sách phát hiện, bồi dưỡng và bổ nhiệm người có tài năng, nhất là các cán bộ trẻ, có bản lĩnh, năng lực nổi trội. Kết quả khảo sát người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2022  của tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ ra một số hạn chế, bất cập: Có khoảng 20% người dân, tổ chức được cho rằng có hiện tượng công chức gây phiền hà, sách nhiễu...

Trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ  hơn nữa đối với công tác CCHC trên địa bàn tỉnh xứng đáng là địa phương tiên phong, đẩy mạnh xây dựng, phát triển chính quyền số.

Thanh Hiếu
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 11.325.859
Hiện tại 142 khách