Tìm kiếm
Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế tích cực triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền CCHC
Ngày cập nhật 27/10/2023

Năm 2023, Sở Tư pháp đã triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 481/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022  của UBND tỉnh về tuyên truyền cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023  góp phần xây dựng nền hành chính ngày càng minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

* Kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền CCHC năm 2023

Nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Kế hoạch số 481/KH-UBND, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 11/KH-STP ngày 04 tháng 01 năm 2023 về tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023. Trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp là: Xây dựng các nội dung về tuyên truyền cải cách hành chính lồng ghép vào nội dung phổ biến giáo dục pháp luật; Tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp của tỉnh; nâng cao hiểu biết về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với nhân dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc tham gia và giám sát tiến trình cải cách hành chính; hệ thống các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp...

Trong năm2023, Sở Tư pháp đã tăng cường tổ chức công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, người lao động trong toàn ngành, cụ thể:

Đã tổ chức Tổ chức 02 Hội nghị triển khai các Luật mới gồm: Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Mỗi hội nghị có 120 đại biểu là Lãnh đạo các cơ quan của tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, Phòng Tư pháp và các Phòng chức năng liên quan;

Tổ chức 02 Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho 160 đại biểu đối tượng đặc thù là phụ nữ bị bạo lực gia đình; ngư dân và người dân ở vùng ven biển, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn với các nội dung: Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; pháp luật về hôn nhân, gia đình; chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổ chức 9 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật cho 540 đại biểu là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tập huấn viên cấp huyện và đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng dân cư với các nội dung: Một số kỹ năng về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Kỹ năng hòa giải ở cơ sở.

Đồng thời, đã Triển khai các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật lồng ghép tuyên truyền cải cách hành chính. Đăng tải lên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp, Chuyên trang phổ biến giáo dục pháp luật hơn 400 bài viết giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật mới, nghiên cứu - trao đổi, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương và địa phương; Xây dựng 8 câu chuyện hòa giải về các lĩnh vực: các quyền khác đối với tài sản, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình; 7 tiểu phẩm pháp luật hòa giải các tranh chấp trong các lĩnh vực: pháp luật về Luật Cư trú, pháp luật về Luật Khám bệnh, chữa bệnh, pháp luật về Luật Kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về Luật Phòng, chống ma túy; pháp luật về Luật Bảo vệ môi trường. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải, người có uy tín ở cộng đồng dân cư; chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hòa giải viên. Chủ động phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là liên quan đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai, môi trường, thực hiện chế độ chính sách, quan hệ lao động, mâu thuẫn gia đình…

Trong năm 2023, Sở đã biên soạn và phát hành nhiều ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền rộng rãi các quy định của pháp luật, các chính sách mới của Đảng và Nhà nước tới đông đảo quần chúng nhân dân: Phát hành Bản tin Tư pháp (1.500 quyển/3 quý); 6 loại tờ gấp pháp luật: “Truyền thông một số chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” (16.000 tờ); “Một số nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)” (15.000 tờ); “Xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi cản trở hoạt động tố tụng” (15.000 tờ); “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trẻ em” (15.000 tờ); “Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” (16.000 tờ); “Quy định pháp luật về tư vấn và hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình” (20.000 tờ); ....

Đặc biệt, nhằm đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, Sở Tư pháp đã Tham mưu Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành Kế hoạch số 910/KH-STP ngày 08 tháng 5 năm 2023 tổ chức Cuộc thi trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch  số 911/KH-STP ngày 08 tháng 5 năm 2023 tổ chức Cuộc thi trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các cuộc thi được tổ chức trong thời gian 20 ngày, từ 00 giờ 00 phút ngày 11/9/2023 đến 24 giờ 00 phút ngày 30/9/2023. Qua tổng hợp trên hệ thống phần mềm Cuộc thi, tính đến 00 giờ 00 phút ngày 30/9/2023, tổng số lượt đăng ký tham gia các Cuộc thi là 170.289 lượt dự thi/93.679 người dự thi, trong đó có 4.387 người trả lời đúng 10/10 câu hỏi trắc nghiệm; Cuộc thi đã thu hút hơn 152 đơn vị trường học từ cấp Trung học cơ sở đến Đại học trên toàn tỉnh tham gia.  Tổ chức trao giải Cuộc thi vào tháng 11/2023 nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội Việt Nam (09/11/2023).

Các cuộc thi nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú thu hút học sinh, sinh viên tham gia; cung cấp kiến thức pháp luật thiết thực về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học; trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho Nhân dân nói chung và đối tượng học sinh, sinh viên nói riêng, phát huy tinh thần chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, giúp giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến trở thành Cuộc thi thường niên đáp ứng yêu cầu tìm hiểu pháp luật trong Nhân dân.

* Đẩy mạnh xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, công sở số

Nhằm xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, Sở đã ban hành Kế hoạch số 2628/KH-STP ngày 29 tháng 12 năm 2021 triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2023. Theo đó, đã Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tập huấn, tổ chức triển khai việc 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số ngành Tư pháp và ứng dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh; triển khai cài đặt ví điện tử trên ứng dụng Hue-S và ứng dụng VNeID cho toàn thể công chức, viên chức của Sở; Đôn đốc các phòng, đơn vị triển khai cài đặt phần mềm Bkav Enpoint Security và phần mềm Viettel Endpoint cho toàn bộ máy tính để bàn và máy tính xách; xây dựng bài viết về Chuyển đổi số đăng tải lên trang thông tin điện tử Sở Tư pháp. Đồng thời, Triển khai mô hình điểm hướng dẫn người dân đăng  ký hồ sơ trực tuyến khi đến Sở Tư pháp; phối hợp với Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh hỗ trợ các Phòng Tư pháp, UBND xã, phường, thị trấn thực hiện liên thông hồ sơ giữa Hệ thống Dịch vụ công tỉnh và Phần mềm Hộ tịch, Lý lịch tư pháp.

Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đều quan tâm đến công tác hiện đại hóa hành chính: xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ tranh chấp, phần mềm tra cứu hồ sơ công chứng (tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu hồ sơ), sử dụng mạng LAN, sử dụng thư điện tử và trang Web phục vụ cho việc cung cấp thông tin của khách hàng, từ đó giảm thời gian đi lại nâng cao hiệu quả công việc.

* Các giải pháp đề ra để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền CCHC năm 2023

Để công tác CCHC nói chung và công tác tuyên truyền CCHC nói riêng, Sở Tư pháp đã đề ra các giải pháp như sau:

Thực hiện tuyên truyền cải cách hành chính theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; xây dựng tin, bài tuyên truyền, phổ biến các nội dung tuyên truyền cải cách hành chính.

 Xây dựng các nội dung về tuyên truyền cải cách hành chính lồng ghép vào nội dung phổ biến giáo dục pháp luật. Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

 Tuyên truyền, tuyên truyền cải cách hành chính trên Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Bản tin Tư pháp, …

  Lồng ghép tuyên truyền cải cách hành chính thông qua các hoạt động tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2024.

 

Thu Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Lượt truy cập _ CCHC
Truy cập tổng 290.365
Truy cập hiện tại 676