Tìm kiếm
Nhân rộng các giải pháp, sáng kiến hay nhằm nâng cao hiệu quả công tác cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Ngày cập nhật 22/11/2022

Đó là nội dung mà Cục Chuyển đổi số quốc gia phối hợp cùng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính – đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ đã phổ biến đến các bộ, ngành và địa phương trong quá trình hướng dẫn triển khai Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

 

Theo đó, các giải pháp đã triển khai có hiệu quả tại một số địa phương bao gồm được Cục Chuyển đổi số quốc gia và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính nêu rõ và đề xuất, cụ thể:

Một là, Bộ, ngành và địa phương cần xem xét phương án ban hành văn bản giao chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) gắn trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Hiện tại,  Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành danh mục DVCTT toàn trình, một phần gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Hà Tĩnh; Bắc Giang; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bến Tre; Thái Nguyên; Điện Biên; Lạng Sơn; Sóc Trăng; Lào Cai; Hòa Bình, Vĩnh Long, Thái Bình, Bắc Kạn, Kon Tum, Cà Mau đã ban hành văn bản giao chỉ tiêu cho từng cơ quan nhà nước trên địa bàn về tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Hai là, cần thiết phải chuẩn hóa và nâng cao trải nghiệm người dùng để cải tiến chất lượng dịch vụ công trực tuyến.

Ba là, bộ, ngành và địa phương cần nghiên cứu và ban hành chính sách giảm phí, lệ phí để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT. Hiện tại, đã có 07 tỉnh gồm  TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Thái Bình, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Bắc Giang, Long An  đã ban hành chính sách giảm phí, lệ phí để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT.

Bốn là,  nghiên cứu, ban hành chính sách giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT. Hiện tại, đã có Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng thông báo về việc ưu tiên giải quyết, trả kết quả sớm hạn (từ 10% đến 20%) đối với một số thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Năm là,  nghiên cứu triển khai thí điểm một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai toàn bộ quá trình đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng theo hình thức DVCTT.

Sáu là, nghiên cứu triển khai Trợ lý ảo hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng DVCTT.

Ngoài ra, Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính  cũng đã làm rõ và hướng dẫn cụ thể Bộ, ngành và địa phương về khái niệm  về DVCTT toàn trình và một phần đã được định nghĩa tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Từ đó, Bộ, ngành và địa phương thuận lợi hơn trong công tác xây dựng danh mục DVCTT toàn trình và một phần theo hướng dẫn. Dịch vụ công trực tuyến được xem là toàn trình là dịch vụ phải đảm bảo cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện  trực tuyến hoặc qua dịch  vụ bưu chính công ích. là các dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm được các quy định của dịch vụ công toàn trình thì được xếp vào Dịch vụ công trực tuyến một phần.

 

 

 

Tiến Vinh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Lượt truy cập _ CCHC
Truy cập tổng 290.365
Truy cập hiện tại 1.501