Tìm kiếm
Đội ngũ trí thức góp phần mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 11/04/2016

 “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước với hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển các công nghệ tiên tiến và hiện đại hóa công nghệ truyền thống; có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, ưu tiên các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, y dược...  góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh”Đó là mục tiêu mà Nghị quyết Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế lần thứ V, khóa XIV đã khẳng định. 

Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức đông đảo và ngày càng phát triển. Số lượng trí thức có học hàm, học vị cao tăng nhanh. Hiện nay trong toàn tỉnh có 250 giáo sư, phó giáo sư, gần 500 tiến sĩ, khoảng 1.000 thạc sĩ và gần 200 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, tập trung chủ yếu ở Đại Học Huế...

Hoạt động khoa học và công nghệ trong thời gian qua đã đáp ứng cơ bản các đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương:

 Các tiến bộ khoa học và kỹ thuât trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã được phổ biến kịp thời để nhân dân áp dụng nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân.

 Trình độ KH&CN trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được nâng tầm lên một bước, xứng đáng “ là trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung và cả nước” cùng với hai trung tâm lớn là: Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh.

 Hoạt động khoa học xã hội và nhân văn, các nghiên cứu điều tra cơ bản đã cung cấp các luận chứng quan trọng cho Tỉnh và các ngành, địa phương phục vụ hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển và xây dựng các dự án đầu tư…

Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra cho KH&CN trong tình hình mới nhiều vấn đề nóng bỏng cần tập trung giải quyết cả trước mắt và lâu dài. Đó là vấn đề về môi trường - biến đổi khí hậu, quản lý và khai thác tài nguyên, thiên nhiên, xây dựng nông thôn mới và nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế trong hội nhập và phát triển.

Đại Học Huế với tiềm năng và thế mạnh của mình, trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển triển kinh tế - xã hội  tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại học Huế đã đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp nguồn nhân lực KHCN cho địa phương, nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học để hoạch định đường lối, chính sách, giải pháp, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Các nhà khoa học của Đại học Huế trong thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dựng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế một cách bền vững. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn có tác động tích cực vào sản xuất và đời sống của người dân. Ngoài ra, đại học Huế là đơn vị có mối quan hệ hợp tác Quốc tế rộng rãi đã huy động được nhiều nguồn lực từ các tổ chức quốc tế để thực hiện các nghiên cứu, đào tạo, hội thảo khoa học… đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cán bộ nghiên cứu trẻ là tiềm năng để nhằm đưa Huế ngày một phát triển

Chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại học Huế là điều kiện thuận lợi để KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế phát huy hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đã và đang đăt ra. Đại học Huế và các đơn vị thành viên đã tham gia tích cực các hoạt động tư vấn, nghiên cứu, triển khai ứng dụng.

 Các nhà khoa học của Đại học Huế đã tham gia trên 95% các hội đồng tuyển chọn đề tài của tỉnh, 90% hội đồng chấm giải Cuộc thi, Hội thi và Giải thưởng sáng tạo khoa học - công nghệ do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức.

Hàng năm, có trên 20 đề tài, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Huế tham dự Hội thi và Giải thưởng sáng tạo khoa học - công nghệ và đạt giải cao; 7/12 đề tài đạt Giải thưởng Cố đô về khoa học công nghệ lần thứ II, năm 2011.

  Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tiễn vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng được kỳ vọng đóng góp cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Để nâng cao hiệu quả chương trình hợp tác của UBND tỉnh và Đại học Huế trong giai đoạn tiếp theo, Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thừa Huế xin có một số kiến nghị đề xuất như sau:

Tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng chương trình hợp tác lâu dài, có cơ chế chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế tài chính, cơ chế đặt hàng. Hàng năm cần tổng kết, đánh giá một cách nghiêm túc để rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện.

-          Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:

+ Cần tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo các giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện địa phương, như: Giống cây trồng/vật nuôi có khả năng chống chịu các yếu tố bất lợi,…

+ Nghiên cứu giải quyết vấn đề tổn thất sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản chế biến nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa nông sản địa phương.

+ Nghiên cứu chuỗi giá trị hàng hóa nông sản và tiếp cận thị trường một số mặt hàng nông sản chủ đạo địa phương.

+ Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, khai thác tiềm năng biển và vùng ven biển.

+ Nghiên cứu phát triển hệ thống ngành nghề nông thôn.

      - Lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên thiên nhiên:

+ Nghiên cứu các mô hình sản suất nông nghiệp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu.

+ Nghiên cứu tư vấn quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tư nhiên như: tài nguyên đất, nước, khoáng sản,…

+ Nghiên cứu việc chống xói lở bờ biển Thuận An, Tư Hiền, các bờ sông; xử lý các vấn đề môi trường phát sinh do biến động của các cửa biển, chống xâm thực sông biển. Nghiên cứu bảo vệ nguồn gen động, thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã, giống thủy sản đầm phá Tam Giang - Cầu Hai...

       - Lĩnh vực khoa học và xã hội nhân văn:

Tăng cường nghiên cứu, khẳng định và làm phong phú thêm giá trị văn hóa Huế trong hội nhập và phát triển. Đây là lĩnh vực tiềm năng, đặc sắc, riêng có của Huế. Thời gian qua, chúng ta có nhiều thành tựu trong nghiên cứu bảo tồn di tích cố đô. Tuy nhiên, chúng ta đang thiếu những công trình nghiên cứu có tầm cỡ về văn hóa Huế để từ đó khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng đất, con người xứ Huế trong thời kỳ hội nhập và phát triển KTXH.

Hoàng Lan
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Lượt truy cập _ CCHC
Truy cập tổng 301.842
Truy cập hiện tại 780