Tìm kiếm
Kết quả công tác xây dựng chính quyền điện tử năm 2023
Ngày cập nhật 27/10/2024

Xác định xây dựng Chính quyền điện tử các cấp là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm hiện đại hóa nền hành chính, đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính, qua đó chuyển dịch dần từ “Chính quyền quản lý” sang “chính quyền phục vụ, kiến tạo”,  tỉnh Thừa Thiên Huế quyết liệt thực hiện lộ trình xây dựng, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hướng tới xây dựng chính quyền điện tử và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định.

 

Trên cơ sở các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cơ quan nhà nước theo hướng tinh gọn, tích hợp nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2020, định hướng đến 2030 của Tỉnh đã được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi, là căn cứ cho các cấp, các ngành định hướng triển khai. Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, Khung Kiến trúc chính quyền điện tử (CQĐT) của Tỉnh đã được xây dựng kịp thời. Thông qua kiến trúc, các chuẩn kỹ thuật được hình thành và cụ thể hóa bằng hệ thống văn bản tạo nền tảng và định hướng kỹ thuật nhằm đảm bảo tính tập trung và chuẩn hóa trong lộ trình xây dựng CQĐT tại địa phương.

Theo đó, trong 8 tháng đầu năm 2023, 100% văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đều được tiến hành lập đề nghị trình cơ quan có thẩm quyền. Công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn cơ bản đáp ứng và giải quyết tốt các giao dịch hành chính đối với tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước đã thường xuyên rà soát, đơn giản hóa, hệ thống hóa bộ thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời ban hành các quyết định công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý chuyên ngành ở các cấp, các ngành. Công tác tuyên truyền về cải cách hành chính được tỉnh quan tâm tổ chức thực hiện với nhiều hình thức đa dạng.

Hiện nay, danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết trên địa bàn tỉnh có 2.106; trong đó, 2.088 thủ tục hành chính do cơ quan trung ương quy định, 18 thủ tục hành chính đặc thù của địa phương. Tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của 3 cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh là 288.008 hồ sơ và số hồ sơ đã giải quyết là 279.079 hồ sơ. Tổng hồ sơ tiếp nhận trực tuyến có 121.527 hồ sơ, qua đó giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Toàn tỉnh có 2.106 thủ tục hành chính (tỷ lệ 100%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã. Việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, công dân tại Bộ phận Một cửa các cấp được thực hiện nghiêm túc, là địa chỉ thân thiện, quen thuộc của các công dân, tổ chức khi cần giải quyết các thủ tục hành chính.

Tỉnh đã nâng cấp và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin doanh nghiệp tỉnh tại website: https://thongtindoanhnghiep.thuathienhue.gov.vn nhằm khai thác, quản lý thông tin doanh nghiệp và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Đồng thời, tỉnh phát triển các ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp…; 100% tổ chức, doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử đã chuyển sang đăng ký và áp dụng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã duy trì đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức tại chuyên trang, chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” “chính quyền với người dân” trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh nhằm giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình thực tế, tâm tư, nguyện vọng của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, hiện tỉnh Thừa Thiên Huế cũng gặp khó khăn về nguồn lực, số hóa hồ sơ cấp cơ sở, liên thông các thủ tục hành chính. Theo đó, tỉnh cần có phương hướng về sắp xếp các đơn vị hành chính cụ thể hơn; quan tâm đến sự hài lòng của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính; cần nâng cao chất lượng chính sách, dịch vụ công; tiếp tục cập nhật, làm giàu dữ liệu…

Để tháo gỡ khó khăn, tại buổi làm việc về công tác CCHC với đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa làm trưởng đoàn, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề nghị các bộ, ngành quan tâm nghiên cứu, hướng dẫn và quy định cụ thể về mô hình, việc bố trí công chức hay viên chức làm việc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, bộ phận một cửa cấp huyện trong Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; ban hành văn bản hướng dẫn đồng bộ mô hình vận hành giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng; có phương án tính số lượng hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống xử lý dịch vụ công của bộ, ngành cho tỉnh

 

Hải Định
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Lượt truy cập _ CCHC
Truy cập tổng 290.365
Truy cập hiện tại 641