Tìm trên trang
Truyền thông - công cụ quan trọng giúp nâng cao tỷ lệ nữ đại biểu
Ngày cập nhật 13/05/2016

Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay 8/5/2016.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, là có nhiều hơn đại biểu nữ trong các cơ quan dân cử. Bởi truyền thông có tác động mạnh lên nhận thức và giúp thay đổi hành vi của người dân. Một thiết chế đại diện mà không có được tiếng nói của phụ nữ thì thiết chế đó sẽ không đại diện toàn diện được. Để nữ giới có được tiếng nói quyết định, cần ít nhất 30% đại diện trong cơ cấu bộ máy nhà nước, đó là tiêu chuẩn mà quốc tế đã nghiên cứu, nhưng nước ta chưa bao giờ đạt được tỷ lệ đó. Không những thế, tỷ lệ đại biểu nữ trong ba kỳ Quốc hội gần đây đã có sự sụt giảm, cụ thể là: số nữ đại biểu Quốc hội chiếm 27,31% ở khóa XI, 25,76% ở khóa XII và giảm xuống còn 24,4% ở khóa XIII.

Về nguyên nhân chính dẫn đến việc tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và HĐND các cấp trong nhiệm kỳ vừa qua có sự sụt giảm, ý kiếncủa Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng là:sự sụt giảm này do nhiều nguyên nhân, có phần do truyền thông. Nếu chúng ta chỉ tập trung đưa những vấn đề như phụ nữ gặp khó khăn trong công việc hơn đàn ông, phụ nữ phải cân đối giữa gia đình và công việc… sẽ không tạo được hiệu ứng tích cực như mong muốn. Chúng ta cần có cách đưa hợp lý với những thông điệp mạnh mẽ. Nếu truyền thông làm tốt nhất công việc của mình, chắc chắn sẽ giúp thay đổi hành vi của các cử tri. 

Trao đổi giải pháp để nâng cao tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2016-2021, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh đến giải pháp truyền thông: có nhiều thông điệp ấn tượng và chiến lược truyền thông

Về quan điểm xây dựng thông điệp, Tiến sĩ nói:Hiện nay, người dân tiếp nhận rất nhiều luồng thông tin trong một ngày, với những vấn đề khô khan như bầu cử mà không có thông điệp truyền thông ấn tượng thì sẽ không đến được với người dân. Theo tôi, truyền thông nên sử dụng những thông điệp, như: “Nếu bạn muốn được lắng nghe, hãy bầu cho đại biểu nữ”; “Muốn có một góc nhìn toàn diện, chi tiết đến thân phận của từng người dân, cử tri hãy quan tâm tới các ứng cử viên nữ”... Thông điệp truyền thông mạnh mẽ và tốt sẽ phá vỡ được định kiến xã hội phân vai phụ nữ phải ở nhà chăm sóc con cái, lo bếp núc. Sự phân vai đó không được ghi nhận chính thức ở đâu cả mà đó là một quan niệm chúng ta hiểu ngầm với nhau.

Và quan điểm của ông về vai trò của các cơ quan truyền thông trong thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong Quốc hội và HĐND các cấp là:Các cơ quan truyền thông cần có một chiến lược truyền thông và phải trả lời được câu hỏi mục tiêu mình hướng tới là gì, mục tiêu đó nhắm tới đối tượng nào, thông điệp được đưa ra là gì. Nếu chỉ nói chung chung mà không đưa ra được thông điệp thì sẽ không gây tác động nhiều.

Chúng ta chưa hy vọng có được tỷ lệ 50% đại biểu nữ như Thụy Điển nhưng chúng ta phải cố gắng đạt mức tối thiểu 30% để có thể phản ánh toàn diện các vấn đề của xã hội. Với tỷ lệ hơn 24% đại biểu nữ ở trong Quốc hội khóa XIII thì để đạt được mức 30% sẽ là một sự nỗ lực rất lớn. Nhưng tôi nghĩ truyền thông có thể làm được việc đó. Khi cử tri nhận thức được sự cần thiết của tỷ lệ 30%, đặc biệt là nếu các cử tri nữ hiểu được thì lúc đó chúng ta sẽ có được nhiều đại biểu nữ trong Quốc hội và HĐND các cấp hơn.

theo hoilhpn.org.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 395