Tìm trên trang
Nữ anh hùng bình dị giữa đời thường
Ngày cập nhật 04/01/2016
Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài với công việc chăm sóc cây cảnh hằng ngày

Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là một tấm gương làm kinh tế giỏi.

Người con Cộng sản kiên trung

Ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến thăm ngôi nhà khang trang của vợ chồng bà Nguyễn Thị Lài nằm ởgần cuối con đường Dương Văn An, TP Huế. Trái hẳn với không khí tấp nập của phố xá, bà Lài cùng chồng chuẩn bị hương hoa đi viếng mộ đồng đội.

Bà Lài kể, là con gái duy nhất trong nhà nên Nguyễn Thị Lài được cưng chiều lắm. Nhưng là cơ sởcách mạng nên ba mẹ bằng lòng cho Lài đi ở từ năm 14 tuổi theo yêu cầu của tổ chức. Chủ nhà chịởthường là cảnh sát ngụy, luật sư hoặc những gia đình có vai vế để nắm tình hình. Ngày bà cố gắng làm hết công việc, đêm đến có khi gánh đủ 15 gánh nước vào ảng rồi mới lấy chục ổ bánh mỳ đi bán, thực chất là đi rải truyền đơn và dán cờ cách mạng.

Không lâu sau đó, cấp trên đặc phái bà về lực lượng trinh sát vũ trang, thuộc Ban An ninh TP Huế. Với các nhiệm vụ phá sự kìm kẹp của địch, diệt bọn ác ôn, ngụy quân và ngụy quyền, từ năm 1970, bà Lài cùng đồng đội tổ chức rất nhiều trận đánh “xuất quỷ nhập thần” khiến địch không thể trở tay. Còn nhớvào tháng 2/1971, sau thất bại ở chiến dịch đường 9 Nam Lào, Mỹ ngụy tổ chức nhiều chiêu trò đểtrấn an tinh thần sĩ quan và binh lính. Tại Huế, chúng tổ chức chiếu phim, triển lãm tuyên truyền chiến thắng giả tạo ở rạp chiếu bóng Tân Tân nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Bằng sự mưu trí, nữ biệt động Nguyễn Thị Lài quyết đánh một trận phủ đầu vào rạp chiếu bóng này. “Để lọt được vào rạp, tôi nghĩ ra cách mặc áo dài trắng, tay xách giỏ hoa đóng giả bạn gái một thiếu úy quân đội Việt Nam cộng hòa đi vào rạp nên kẻ địch không nghi ngờ. Khi quả mìn hẹn giờở rạp phát nổ tiêu diệt nhiều sĩ quan và cảnh sát ngụy thì quân địch mới hoảng hốt truy lùng Việt cộng...”, bà Lài bồi hồi nhớ lại trận đánh “cảm tử” ngày ấy. Ngày nay, chiếc túi xách một thời được nữ anh hùng sử dụng đánh giặc đang được trưng bày tại Phòng Truyền thống Công an TP Huế.

Sau trận đánh đó, bà Lài cùng động đội tiếp tục tổ chức nhiều trận đánh khác trên địa bàn TP Huế cho đến ngày bị địch bắt vào tháng 4/1971. Với mục đích “khui” ra cơ sở cách mạng và người đứng đầu nên trong thời gian bị giam cầm ở xà lim Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Lài bị kẻ địch tra tấn hết sức dã man. Ngoài tra tấn bằng roi điện, máy điện quay tay, kẻ địch còn bắt rắn cho bò vào ống quần, cạp quần bà. Thấy bà không hé môi nói nửa lời, chúng tiếp tục dùng tay móc vào xương sườn, lấy dao rạch tay lộ gân trắng rồi đào hố đem bà chôn sống. Khi không khai thác được gì, thấy bà có mái tóc dài, địch lại nắm tóc quấn lên chiếc quạt trần treo trên tường rồi bật số cho quạt quay... nhưng Nguyễn Thị Lài vẫn một lòng kiên trung với cách mạng.

Anh hùng giữa đời thường

Lần dở lại ký ức chiến tranh một thời đã qua, giọng bà Lài chùng xuống khi nhớ về các đồng đội đã anh dũng hy sinh: “Trong thời gian làm biệt động thành Huế, tôi có đến 4 lần bị địch bắt và tra tấn hết sức man rợ, nhưng may nhờ có những đồng đội trong tù cưu mang, đùm bọc... nếu không chắc sẽkhông sống sót đến ngày hôm nay!”.

Sau ngày giải phóng, tháng 6/1976, bà Nguyễn Thị Lài vinh dự được bầu làm Chủ tịch đoàn Đại hội tuyên dương Anh hùng các lực lượng An ninh miền Nam và được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Bà còn được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng, Huân chương Giải phóng, huy hiệu Tấn công nổi dậy, anh dũng kiên cường. Sau đó, bà Lài được cấp trên phân công về làm Phó đồn Công an Quận I TP Huế (phường Thuận Thành bây giờ). Trong thời bình, bà lại lăn lộn sớm hôm với công tác bảo đảm an ninh trật tự cho Nhân dân.

Về hưu, dù tuổi cao sức yếu nhưng với phẩm chất của người lính Cụ Hồ, bà Lài cùng chồng tham gia xây dựng khu phố văn hóa, khu dân cư không có tội phạm. Đặc biệt, trong 20 năm qua, bà Lài đã phát triển mô hình trồng cây cảnh thành vườn ươm cây cảnh có số lượng chủng loại phong phú với các loại cây như mai, sanh, si... Nhưng ấn tượng nhất đối với người dân phường Xuân Phú là hình ảnh người nữ anh hùng giản dị Nguyễn Thị Lài cùng với chiếc xe đạp mini cũ kỹ đi về qua lối phố.

Dẫn chúng tôi ra vườn cây cảnh rộng nằm phía sau khu chung cư Vincoland, bà Lài cho biết, năm nào cũng thế, cứ đến dịp Hội Hoa xuân thì vợ chồng bà lại đưa số cây cảnh này ra trước khu vực Phu Văn Lâu để bán. Ngoài việc bày bán cây cảnh do gia đình trồng, vợ chồng bà còn nhập các loại hoa Tết từNam chí Bắc về bán cho khách. Dù lời lỗ tùy theo vụ hoa Tết song vợ chồng bà lấy công việc này làm niềm vui tuổi già và tự động viên mình luôn nỗ lực cố gắng hơn nữa...

Chia tay bà, chúng tôi lại nhận ở bà nụ cười đằm thắm, nhân hậu trong ánh mắt rạng ngời. Bà chia sẻ, tôi bệnh tật, cuộc sống còn khó khăn nhưng may mắn có được người chồng tốt. Anh yêu thương và đùm bọc vợ con hết mực. Hai con trai tôi lại nối tiếp truyền thống của ba mẹ, đều là chiến sĩ công an. Thế là tôi hạnh phúc lắm rồi! Chúng tôi mừng trước câu chuyện có hậu như cổ tích giữa đời thường của người nữ Anh hùng CAND.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH- BẢO ANH
baothuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 313