Tìm trên trang
Trò chuyện với nữ du kích của tiểu đội 11 cô gái sông Hương
Ngày cập nhật 26/12/2015
Một buổi luyện tập của các nữ du kích (ảnh nhân vật cung cấp)

Trong cái mưa tầm tã, chúng tôi ghé đến nhà của cô Chế Thị Mừng, ngôi nhà nằm khép mình trong ngõ nhỏ. Và tại đây, cô Mừng đã chia sẻ cho chúng tôi về những năm tháng hào hùng, đầy sôi sục trong mỗi người thanh niên lúc chiến tranh khốc liệt nhất.

Cô Mừng bắt đầu tham gia cách mạng vào năm 1964, đến năm 1967 thì gia nhập tiểu đội 11 cô gái sông Hương. “Nhiệm vụ của cô lúc đó là vừa dẫn đường cho bộ đội vào thành phố, vừa chuyển thương binh về tuyến sau để chăm sóc. Đồng thời cũng vận động thanh niên khi đó tham gia đào chiến hào và gia nhập lực lượng cách mạng”.

“Những lúc tình hình chiến trận ác liệt thì cô cùng các đồng đội cũng tham gia chiến đấu, học cách tháo lắp súng trong mấy ngày thôi, vất vả lắm nhưng ai cũng thành thạo. Nói ra sợ cháu không tin nhưng khi đó đi bộ đội là chỉ có duy nhất bộ áo quần, thiếu thốn trăm bề nhưng vẫn chiến đấu, không có nản lòng”, cô Mừng tâm sự.

Khi chúng tôi hỏi chiến đấu như vậy có khi nào cô hồi hộp, sợ hãi không thì cô trả lời chắc nịch: “Chưa ra trận thì hồi hộp, khi đã nổ súng thì không còn sợ gì nữa. Quyết một mất một còn, tự tin trước hành động và ý chí thật vững vàng. Nếu sợ chết thì cô đã không tham gia chiến đấu rồi”.

Có thể nói, tuy là phận con gái nhưng những người như cô đã ý thức được đóng góp một phần sức lực để giải phóng thành phố, góp công vào chiến thắng chung của Tổ quốc.

Cô còn kể cho cho chúng tôi nghe về cơ duyên đi học y tá. “Trong một lần chiến đấu, cô lấy được hộp quân y của Mỹ. Những dụng cụ trong hộp làm cô thích thú, mày mò, cuối cùng cô đi học y tá 6 tháng ở Viện 94 thuộc quân khu 4”. Theo chúng tôi được biết thì sau khi hòa bình lập lại, cô Mừng đi học Y sĩ 3 năm, rồi học chuyên khoa Mắt 1 năm nữa. Sau 4 năm học cô chuyển về làm ở bệnh viện thành phố Huế. Tiếp nữa là làm ở chuyên khoa Mắt khu vực III, thành phố Huế.

Trở lại cuộc sống đời thường sau chiến tranh, cô mang trong mình vết thương ở đầu, những lúc trái gió trở trời là đầu cô lại đau nhức. “Tuy mang vết thương nhưng cô vẫn hạnh phúc hơn so với đồng đội của cô, họ mãi nằm lại chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ”, giọng cô Mừng nghẹn lại.

11 người ngày ấy giờ chỉ còn có 5 người. Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, những bài học, giá trị của tự do nhắc thế hệ trẻ cần biết để hiểu thêm về một thời gian khổ đấu tranh đầy hào hùng của những người con gái rất đỗi bình thường nhưng đầy bản lĩnh, gan dạ và mưu trí.

Hiện tại, cô sống một mình ở căn nhà nhỏ đường Thanh Tịnh, con gái cô đang đi học ở thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng mới ra Huế thăm mẹ. Trong ánh mắt của cô đầy tự hào khi nhắc đến con.

Tạm biệt cô khi đã trời trưa muộn, chúng tôi mong cô Mừng luôn mạnh khỏe để lại có dịp nghe những câu chuyện kể của cô về “thời hoa đỏ” đầy khát vọng ấy.

 

Theo TRT Online
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 361