Tìm trên trang
Bạo lực trên cơ sở giới: Góc nhìn của luật pháp và chính sách
Ngày cập nhật 17/12/2015

Theo Vụ Pháp chế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, bạo lực trên cơ sở giới là một vấn đề mang tính toàn cầu, nó xảy ra ở bất cứ xã hội, thời kì nào, trong đó có Việt Nam. Các hình thức bạo lực phổ biến bao gồm: Bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và mua bán người…

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới, điều đó thể hiện thông qua việc ban hành luật pháp, chính sách nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật được thi một cách hiệu quả.

Hành lang pháp lý vững chắc

Chính phủ Việt Nam được đánh giá là chính phủ đi tiên phong trong khu vực về việc xây dựng chính sách và luật pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt nạn bạo lực đối với phụ nữ. Trong giai đoạn từ 2004 đến nay, nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến bạo lực giới đã được thông qua, như Chương trình quốc gia phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em 2004; Luật Bình đẳng giới 2006; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007; Kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) giai đoạn 2008-2015;... Các văn bản quy phạm pháp luật này đã cải thiện đáng kể khung pháp lý và chính sách liên quan tới bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua vào ngày 28/11/2013, khác với tất cả các bản Hiến pháp trước đây, đó là lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 xác định rõ và quy định ngay tại Điều 3 về Nhà nước có trách nhiệm "công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân". Vì vậy, khi quy định quyền con người, quyền công dân, hầu hết các điều của Hiến pháp năm 2013 quy định trực tiếp "mọi người có quyền ...", "công dân có quyền " để khẳng định rõ đây là những quyền đương nhiên của con người, của công dân được Hiến pháp ghi nhận và Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền này, chứ không phải Nhà nước “ban phát”, “ban ơn” các quyền này cho con người, cho công dân.  "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng" (khoản 2 Điều 14).

Đây chính là nguyên tắc hiến định rất quan trọng về quyền con người, quyền công dân và theo nguyên tắc này, từ nay không chủ thể nào, kể cả các cơ quan nhà nước được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp.

Trong công tác lập pháp, nhà nước Việt Nam đã có những mối quan tâm đặc biệt trong việc tạo ra một khung pháp lý, chính sách nhằm chống lại nạn bạo lực trên cơ sở giới. Các quyền con người và quyền bình đẳng giới không ngừng được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống Baọ lực gia đình năm 2007. Đây là hai văn bản làm nều tảng thực hiện bình đẳng giới trong thực thi pháp luật ở Việt Nam.

Bên cạnh đó đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Vẫn thiếu quy định đối xử bình đẳng với phụ nữ mại dâm

Liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới về mại dâm, hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các hoạt động dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm đã từng bước được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, ngăn ngừa tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm. Văn bản quy định tập trung nhất về vấn đề mại dâm là Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã liệt kê các hành vi liên quan đến mại dâm bị nghiêm cấm, bao gồm: a) mua dâm; b) bán dâm; c) chứa mại dâm; d) tổ chức hoạt động mại dâm; e) cưỡng bức mại dâm; f) môi giới mại dâm; g) bảo kê mại dâm; h) lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; i) các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật. Các quy định xử lý những hành vi vi phạm liên quan đến mại dâm được đề cập đến trong Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm (từ Điều 22 đến Điều 29).

Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự quy định việc trừng trị các hành vi “chứa mại dâm” (Điều 254), “môi giới mại dâm’ (Điều 255), “giao cấu với người chưa thành niên” (Điều 256). Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 nghiêm cấm “hành vi dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm”.

Ngoài ra, phụ nữ bán dâm được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, cho vay vốn và hướng dẫn phương pháp sản xuất, kinh doanh để có thu nhập ổn định.

Trước đây, người bán dâm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh (Điều 23 - Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm). Tuy nhiên, sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 20/6/2012, biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh đã được bỏ áp dụng.

Tuy nhiên, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm không quy định biện pháp cụ thể nào về đối xử bình đẳng đối với phụ nữ bán dâm liên quan đến việc được bảo vệ trong những vụ án hiếp dâm và cưỡng bức tình dục khác mà họ rất dễ bị tổn thương trong khi hoạt động mại dâm. Cũng không có quy định cụ thể nào bảo đảm không phân biệt đối xử đối với phụ nữ bán dâm khi cung cấp dịch vụ cơ bản và bảo đảm việc tiếp cận quyền của các đối tượng này.

Nếu có quy định rõ ràng về những vấn đề trên thì sẽ nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm không phân biệt đối xử đối với những đối tượng này vì phụ nữ bán dâm thường phải chịu nhiều sự kỳ thị. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh đến quyền của người bán dâm. Nó bao gồm những quyền cơ bản của con người như quyền được tiếp cận dịch vụ y tế, quyền giáo dục và các quyền cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của họ như quyền được hỗ trợ đặc biệt để khởi kiện, bảo vệ bí mật đời tư và những quyền khác (UNIFEM, 2009).

Khắc phục những khó khăn, vướng mắc

Theo Vụ Pháp chế, Bộ LĐTBXH, hệ thống pháp luật điều chỉnh về bạo lực trên cơ sở giới đã được Nhà nước ta quan tâm, dần được hoàn thiện theo từng giai đoạn khác nhau, bao gồm cả các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về bạo lực trên cơ sở giới cũng như những các biểu hiện của nó.

Chính vì vậy, cần có định nghĩa cụ thể về bạo lực trên cơ sở giới trong các văn bản chính sách và luật pháp. Trong thực tế có thể sử dụng định nghĩa về bạo lực trên cơ sở giới do Liên hiệp quốc đề xuất, theo đó, “bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực nhằm vào một người dựa trên cơ sở giới tính của người đó. Nó bao gồm các hành động gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lý và tình dục, những đe doạ dẫn đến những hành động nói trên, sự ép buộc và những hình thức khác nhằm tước bỏ tự do của người đó. Bạo lực trên cơ sở giới có thể xảy ra ở phạm vi gia đình, cộng đồng, và trong các tổ chức. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở, tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em gái là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất và bị tác động nặng nề nhất do bạo lực trên cơ sở giới do nam giới gây ra”.

Bên cạnh đó, cần thiết triển khai hoạt động thu thập dữ liệu về bạo lực giới một cách có hệ thống và ở quy mô quốc gia để phục vụ cho các phân tích chính sách một cách kịp thời bởi lẽ dữ liệu để đánh giá xem chính sách và hành động nào là hiệu quả nhất trong việc phòng chống bạo lực trên cơ sở giới là rất ít.

Đặc biệt cần tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn một số hình thức bạo lực trên cơ sở giới còn ít được quan tâm như quấy rối tình dục nơi làm việc, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em gái, mua bán phụ nữ và trẻ em gái.

Theo tiengchuong.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 306