|
|
|
|
Định kiến giới và thói quen đổ lỗi cho nạn nhân Ngày cập nhật 08/12/2015
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ 63 tỉnh/thành của Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn 2008-2015 cả nước đã xảy ra 258.213 vụ BLGĐ, riêng 6 tháng đầu năm 2015 đã là 13.204 vụ. Trên 70% nạn nhân là phụ nữ.
Theo nghiên cứu quy mô cả nước đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam về bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2010, 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một trong những hình thức BLGĐ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, 87% nạn nhân không bao giờ tìm kiếm sự trợ giúp từ cộng đồng. Rất nhiều nạn nhân của BLGĐ cũng như chính những người chứng kiến đều im lặng với những gì đang diễn ra.
Hình ảnh “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ” thường được nhắc tới như là biểu tượng hay được lãng mạn hóa thành những mẫu hình lý tưởng về vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình và xã hội. người phụ nữ là người “xây tổ”, tức là người vun đắp, chăm lo cho hạnh phúc gia đình, được gắn mác “thiên chức” của người phụ nữ với những đức tính như bao dung, nhẫn nhịn để gìn giữ sự êm ấm trong gia đình. Do vậy, khi chuyện trong gia đình xảy ra, thậm chí là khi người phụ nữ bị bạo lực, bao giờ người ta cũng đặt câu hỏi, chị ấy phải như thế nào thì chồng mới thế (?). Bản thân nạn nhân cũng thường tự nhận lỗi về phía mình. Gia đình không “trong ấm ngoài êm” là thất bại của người phụ nữ trong quản lý gia đình, họ cảm thây xấu hổ khi “chuyện xấu” trong nhà bị mọi người biết đến.
Những định kiến giới về nam tính và nữ tính cũng là nguyên nhân dẫn tới thái độ bình thường hóa với những hành vi BLGĐ. Nam giới được gắn với những phẩm chất thống trị, duy lý, mạnh mẽ, hiếu chiến, ít biểu lộ tình cảm… Việc họ khó kiểm soát được hành vi của mình khi nóng giận hoặc bộc phát thành hành vi bạo lực đều được coi là bình thường và dễ được chấp nhận. Trong khi đó, phụ nữ được gắn cho những tính chất tình cảm, yếu đuối, nhân hậu, dễ xúc cảm và khi xung đột xảy ra, họ được kỳ vọng là người xoa dịu với thái độ mềm mỏng, dàn hòa “Chồng giận thì vợ bớt lời/Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”.
Việc tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài nhưng không được giải quyết, thậm chí còn bị đánh giá thấp và nạn nhân lại bị đổ lỗi khi sự việc xảy ra cũng hạn chế việc tiếp cận các cơ chế hỗ trợ phụ nữ khi bị bạo lực. Trong nghiên cứu về “Thành phố an toàn: Liệu giấc mơ có trở thành hiện thực?” do trung tâm CGFED và ActionAID thực hiện vào tháng 1/2014 về bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng, cũng có tới 48,2% phụ nữ/trẻ em gái và 57,1% người chứng kiến biết số điện thoại đường dây nóng của công an nhưng họ đều không sử dụng hoặc liên hệ với cơ quan này. Những người đã trình báo cho biết, công an có ghi chép lại sự việc. Nhưng chỉ dừng lại ở đó vì công an không làm gì hoặc đánh giá thấp và tầm thường hóa mọi chuyện mà họ đã phải trải qua.
Với những phụ nữ mong muốn quyết tâm rời khỏi người chồng bạo lực, họ lại phải đối diện với các vấn đề liên quan đến tài sản và nguy cơ trắng tay sau khi ly hôn. Thực tế, người chồng thường đứng tên trong giấy tờ liên quan đến đất đai hay các tài sản lớn hoặc trong quá trình mua bán tài sản, người vợ thường phải chịu phần thiệt thòi khi ly hôn do họ không có đủ chứng cứ chứng minh tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.
Còn có những đánh giá định kiến của xã hội với những người phụ nữ ly hôn. Những định kiến này cản trở rất lớn việc tìm kiếm hạnh phúc và mong muốn lập gia đình mới của họ.
Cho nên, những nạn nhân của BLGĐ không lên tiếng tìm kiếm sự giúp đỡ cũng như tự bảo vệ mình. theo hoilhpn.org.vn Các tin khác
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,... |
| |
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn... |
|
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân... |
| |
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay... |
|
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công... |
| |
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập. |
|
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó... |
| |
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là... |
|
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu... |
| | |
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài... |
| |
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực... |
|
|
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ Truy cập tổng 225.546 Truy cập hiện tại 583
|