|
|
|
|
Người phụ nữ mặc blouse trắng giữa sân trường Ngày cập nhật 13/11/2015 | Bác sĩ Thanh Thảo giới thiệu chuyên đề Nha học đường với học sinh |
Trong hầu hết các hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tôi đều gặp cô, thường là trong màu áo blouse, hòa nhập vào đám đông.
Cô là bác sĩ Đặng Ngọc Thanh Thảo, Giám đốc Trung tâm Y tế học đường (Sở GD&ĐT). Sự có mặt của cô gái nhỏ nhắn này trở thành biểu tượng của sự tin cậy, yên tâm… như màu áo trắng cô mang.
Chúng tôi đến Trung tâm y tế học đường (YTHĐ) vào ngày đầu tháng, xin làm việc với giám đốc, nhưng sự đường đột lần này không gặp may mắn, bác sĩ Thanh Thảo đang dự một khóa tập huấn, sau đó sẽ lên thẳng Nam Đông tham gia một hoạt động y tế khác. Bác sĩ Thanh Thảo xuất thân từ một gia đình giáo học. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Thanh Thảo giỏi nổi bật môn văn của Trường PTTH Gia Hội, là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp phổ thông khóa 1981-1982 với những con điểm rất cao về các môn xã hội. Vì thế, không ít người bất ngờ khi cô lại chọn thi vào ngành Y và trở thành bác sĩ nhi khoa. Sau khi tốt nghiệp, năm 1988, thay vì chọn một bệnh viện, một trung tâm y tế, một lần nữa lựa chọn của cô khiến không ít người bất ngờ. Đó là làm việc tại một phòng y học từ thiện nghiêng về đông y. Đây cũng là thời gian 2 năm cô bác sĩ trẻ lăn lộn cùng đời sống với tư cách một lương y và một thành viên Đội Thanh niên công tác xã hội.
Hồi tưởng, bác sĩ Thanh Thảo cho rằng: “Đây là quãng thời gian quá ngắn nhưng lại đầy ý nghĩa, là thời gian có tính bản lề để đến năm 1991, Thanh Thảo quyết định nhận lời phụ trách việc chăm sóc sức khỏe học sinh tại Trung tâm YTHĐ thuộc Sở GD&ĐT. Hơn 20 năm về trước, việc một bác sĩ tốt nghiệp chính quy lại “nhảy” sang lãnh vực có chức năng, trách nhiệm “chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, phối hợp với ngành y tế, chữ thập đỏ địa phương, nghiên cứu, hướng dẫn đưa chương trình giáo dục sức khỏe cho các em” là một dạng…bỏ chuyên môn vào làm những việc không đâu.
Với ngọn lửa nhiệt tình của tuổi trẻ, sự chín chắn của một trí thức có trách nhiệm với tương lai xã hội đã giúp cô gái nhỏ nhắn vượt qua từng khó khăn, tháo gỡ từng khúc mắc trong hoạt động của hệ thống y tế trong trường học để mỗi một ngôi trường trong tỉnh từ vùng sâu, như A Lưới, Phong Điền, hay gần như các trường thành phố… dần dần xây dựng được những phòng y tế có chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh một cách đúng nghĩa. Vậy nhưng, khi nói về hệ thống này Thanh Thảo vẫn trằn trọc về những ngôi trường vùng sâu Nam Đông đang thiếu nhân viên YTHĐ nhiều hơn là nhắc tới hệ thống YTHĐ ngày càng hoàn thiện mà ai cũng rất dễ bắt gặp ở các trường học hiện nay. Đó chính là điều làm cho chúng tôi suy nghĩ về một nhân cách như bác sĩ Thanh Thảo.
Từ một bác sĩ, Thanh Thảo trở thành một cán bộ quản lý có nhiều quyết sách, chương trình mà mục đích lớn nhất là làm tất cả vì sức khỏe cộng đồng, sức khỏe học sinh, để Thừa Thiên Huế hình thành và hoàn chỉnh hệ thống y tế học đường quy mô và thiết thực trong các nhà trường của tỉnh và là mô hình được Bộ GD&ĐT khuyến khích giáo dục toàn quốc học tập. Ở đó, như nhiều người đã biết tới, ngoài chức năng sơ cấp cứu, mỗi một nhân viên y tế còn là người tổ chức các sự kiện để tuyên truyền cho thầy, trò, phụ huynh hiểu biết về chăm sóc sức khỏe.
Rất thầm lặng, nhưng khi nói về công việc của chính mình, bác sĩ Đặng Ngọc Thanh Thảo lại nói về cái chung: “Tôi cùng với rất nhiều, rất nhiều người đang lao động đến quên mình trên bục giảng ở Thừa Thiên Huế để thế hệ trẻ của chúng ta không chỉ được trang bị kiến thức về trí mà cả lực”.
Bài, ảnh: Hương Giang
Theo Thừa Thiên Huế Online Các tin khác
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,... |
| |
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn... |
|
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân... |
| |
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay... |
|
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công... |
| |
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập. |
|
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó... |
| |
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là... |
|
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu... |
| | |
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài... |
| |
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực... |
|
|
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ Truy cập tổng 225.546 Truy cập hiện tại 306
|