|
|
|
|
Nữ ngư dân đặc biệt Ngày cập nhật 19/10/2015 | Chị Phan Thị Thuận |
Không có hai bàn chân, đôi bàn tay cũng chỉ một ngón lành lặn, vậy nhưng chị Phan Thị Thuận (51 tuổi, thôn Thủy Diện, xã Phú An, huyện Phú Vang) bao nhiêu năm qua một mình một con thuyền nhỏ, đêm đêm lênh đênh trên đầm phá mưu sinh nuôi mẹ già.
Qua nhiều khúc rẽ, gần cuối con đường là ngôi nhà đơn sơ của hai mẹ con ngư dân Phan Thị Thuận. Gương mặt người phụ nữ phúc hậu với nụ cười tươi tắn sau ô cửa sổ “vẽ” nên hình ảnh ngày bình yên.
Vươn tới
Đằng sau nụ cười nhẹ nhõm của người phụ nữ ấy là những khổ cực gian nan một phận người. Cách đây 51 năm, khi đôi vợ chồng trẻ đang hồi hộp mong ngóng, thì đứa con đầu của họ lọt lòng với một hình hài “kỳ dị”. Lúc nhìn con gái mặt như hoa nhưng không có hai bàn chân, đôi tay cũng chỉ một ngón lành lặn, người mẹ thương đến ngất xỉu. Đặt tên con là Thuận, cha mẹ mong cuộc đời con được thuận buồm xuôi gió. “Từ lúc còn nhỏ xíu, biết mình không lành lặn, nhưng hắn lại muốn làm những việc mà bạn bè cùng trang lứa làm được. Dù trầm trầy trầm trật hết lần ni đến lần khác, hắn cũng vẫn không nản” - người mẹ (nay đã 71 tuổi) bùi ngùi nhớ lại. Không chỉ nỗ lực gấp trăm lần để tự lo cho bản thân, cô con gái nhỏ còn giúp nhiều việc vặt trong nhà khi cha mẹ bận tối mắt tối mũi kiếm sống. Sáu đứa em lần lượt chào đời, cô bé Thuận trở thành chị cả, quán xuyến đàn em.
Cha mất lúc mẹ mới 30 tuổi, Thuận trở thành trụ cột thứ hai trong gia đình. Khi mẹ “lang thang” một mình trên đầm phá, Thuận cặm cụi may lưới, vá lưới thuê cho ngư dân trong vùng. Người ta cầm kim bằng tay, Thuận cầm bằng miệng. Lúc đầu khổ sở lắm, mệt đến phát khóc, nhưng một lần không được, làm lần khác. Cứ kiên nhẫn như vậy, cố gắng riết rồi đến lúc cũng làm nhanh thoăn thoắt để kiếm được mỗi ngày chừng 5-7 nghìn đồng, chung sức cùng mẹ nuôi các em. Lần lượt từng đứa em lớn lên được dựng vợ gả chồng, ra ở riêng. Ai cũng phận nghèo nên hai mẹ con chị Thuận nương tựa vào nhau. Ngoảnh đi ngoảnh lại, mẹ đã già. Chị Thuận trở thành trụ cột. Nhìn nụ cười vui vẻ lạc quan luôn trên môi người phụ nữ, có cảm giác quên đi cơ thể chị tật nguyền. Chị bảo mình sinh ra kém may mắn thật, nhưng trong cuộc sống còn nhiều mảnh đời kém may hơn. Dù cho từng bước chân có rất nhiều mồ hôi và nhọc nhằn, nhưng cứ nghĩ đến những người bệnh nằm liệt một chỗ, thấy mình còn hạnh phúc khi muốn đi đâu thì đi, muốn tới đâu cũng được. “Tui nghĩ rứa để mà vươn tới, đứng vững trên đôi chân của mình, không buông xuôi theo số phận” - nữ ngư dân “đặc biệt” chia sẻ.
Thấy mình có ích
Năm 2007, chị Thuận là nhân vật bước ra khỏi “lũy tre làng”, thực hiện chuyến đi đến TP Hồ Chí Minh nhận giải thưởng (dành cho tác giả và nhân vật trong bài viết) viết về những phụ nữ “Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống”, do báo Tuổi trẻ tổ chức.
|
Bằng nghị lực đó, cách đây hơn mười năm, người phụ nữ không có hai bàn chân, đôi bàn tay chỉ một ngón lành lặn quyết định thay mẹ lênh đênh trên đầm phá mưu sinh. Đêm đầu tiên một mình một thuyền nhỏ, một chiếc đèn đội trên đầu tiến ra giữa mênh mông sóng nước, chị không khỏi thấy ngờm ngợp. “Người lành lặn, đủ chân đủ tay, sóng to gió lớn đôi khi vẫn còn gặp nạn. Nhưng người ta làm mười thì mình cũng ráng năm, ba phần”. Năm, ba phần của chị Thuận là quãng đường từ 10 đến 15km trên đầm phá, dùng chầm bơi thuyền suốt đêm, bươn chải kiếm con cá, con tôm. Mỗi chuyến lênh đênh bắt đầu từ 6 giờ tối hôm nay đến bình minh hôm sau mới về. Ngoài mớ cá nhỏ cất để dành ăn trong ngày, chị kiếm được chừng vài mươi nghìn đồng. Nhiều chuyến lúc đi trời yên biển lặng, nửa đêm sóng gió nổi lên. Những lần như thế, chẳng kiếm được đồng nào, trở về an toàn là mừng rồi. “Một lần mới vào nghề, mải nghiêng mình dùng vợt xúc, không giữ được thăng bằng, thuyền lật, tui rơi tỏm xuống nước. May có thuyền đôi vợ chồng ngư dân đang ở gần khu vực đó vớt giúp” - chị Thuận nhớ lại.
Một mình lênh đênh trong những đêm mưa, chị càng thấy con thuyền sao nhỏ bé, đơn côi giữa mênh mông quạnh vắng. Nghĩ đến mẹ và những người đã san sẻ tình cảm ấm áp suốt chặng đường dài, là cách chị tự thắp lửa lòng mình để tiếp tục bươn chải cùng sóng nước. Gian nan vậy, nhưng thật kỳ lạ, càng lúc nữ ngư dân “không chân không tay” càng thấy ngấm vào máu tình yêu với đầm phá, với những đêm dài một mình rẽ nước để mưu sinh. Chị bảo vượt qua được khiếm khuyết cơ thể, làm công việc của một ngư dân bình thường, cảm giác thật hạnh phúc, thấy mình có ích. “Mẹ có 7 người con, nhưng gia đình các em đều khó khăn. Tui một thân một mình không vướng bận chồng con, còn sức khỏe còn gắng làm chỗ nương tựa cho mẹ” - chị Thuận chia sẻ. Sự cố gắng của chị cũng coi như để đền đáp tình cảm của những tấm lòng đã quan tâm, động viên để mẹ con chị có mái nhà chắc chắn, không còn sợ những ngày gió bão.
Bài, ảnh: Quỳnh Anh
Theo Báo Thừa Thiên Huế Online Các tin khác
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,... |
| |
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn... |
|
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân... |
| |
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay... |
|
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công... |
| |
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập. |
|
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó... |
| |
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là... |
|
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu... |
| | |
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài... |
| |
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực... |
|
|
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ Truy cập tổng 225.546 Truy cập hiện tại 2.830
|