Tìm trên trang
Tiếp tục đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dưới góc độ giới
Ngày cập nhật 14/07/2015

Thực hiện vai trò đại diện chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam đã và đang thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đền quyền lợi của phụ nữ và bình đẳng giới, trong đó có dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Để có thêm căn cứ lý luận và thực tiễn cho những đề nghị, đóng góp, Trung ương Hội đã tổ chức 5 hội thảo tham vấn chuyên gia, cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp. Từ những hội thảo này, Hội đã nghiên cứu, tập hợp thành báo cáo và công văn góp kiến dự thảo Bộ luật Hình sự gửi Ban soạn thảo và Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và đã được ban soạn thảo tiếp thu một số nội dung tại Dự thảo Bộ luật Hình sự trình Quốc hội kỳ họp thứ 9 gồm: Quy định tình tiết phạm tội “đối với phụ nữ mang thai”tăng nặng trách nhiệm hình sự trở thành tình tiết định khung đối với tội buộc người lao động, công chức, viên chức thôi việc trái pháp luật (Điều 161); Giữ nguyên như quy định Bộ luật Hình sự hiện hành về tình tiết “làm nạn nhân có thai” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 140 -tộihiếp dâm và Điều 141- tội hiếp dâm trẻ em); Hình sự hóa đối với hành vi bạo lực tình dục trong quan hệ hôn nhân (Điều 142); Giữ lại quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 174 ).

Bên cạnh những nội dung đã được tiếp thu trên, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục đề xuất một số nội dung sau:

Quy định tình tiết phạm tội “đối với phụ nữ mang thai” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) trở thành tình tiết định khung đối với một số tội phạm: tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 130); tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 131); tội đe dọa giết người (Điều 132); tội cướp giật tài sản (Điều 170); tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 148); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 168). Bởi vì hành vi phạm tội đối với phụ nữ mang thai có tính chất và hậu quả nghiêm trọng hơn khi nạn nhân là người đang mang trong mình mầm sống, hành vi phạm tội đối với phụ nữ mang thai là xâm hại tới sức khỏe, tính mạng của hai người. Quy định này được sửa đổi nhằm đảm bảo tính giáo dục và răn đe, ngăn chặn tội phạm mạnh hơn, đồng thời giúp cho người thi hành pháp luật dễ dàng vận dụng giải quyết vụ án, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền và lợi íchhợp pháp của bà mẹ và trẻ em.

Hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục: Hành vi quấy rối tình dục đã được quy định tạimột số văn bản pháp luật như: Quấy rối tình dục nơi làm việc được quy định tại Điều 8, Điều 37, Điều 182, Điều 183 Bộ luật Lao động năm 2012; Hành vi quấy rối tình dục người bệnh được quy định tại Điều 5 Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 (quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh), do đó cần phải có chế tài hình sự để xử lý hành vi này. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu gần đây đưa ra số liệu 78% phụ nữ được trả lời phỏng vấn thừa nhận đã từng bị quấy rối tình dục và thường họ im lặng. Trường hợp nạn nhân là cấp dưới của người sử dụng lao động thì vấn đề càng trở nên khó khăn hơn, nạn nhân thường lựa chọn biện pháp là phải bỏ việc khi không thể chịu đựng được. Như vây, không bảo vệ được quyền lợi của lao động nữ (vừa mất việc làm, vừa mấtthu nhập, ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và gia đình).

Không tăng trách nhiệm hình sự đối với “tội giết con mới đẻ”. Bộ luật Hình sự hiện hành quy định “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm (Điều 94) thay vì bị phạt tù từ 02 đến 05 năm (Điều 124 dự thảo Luật Hình sự sửa đổi hiện nay). Lý do của đề nghị này là sự cần thiết cần cân nhắc trách nhiệm hình sự của người mẹ trên nhiều khía cạnh và hoàn cảnh cụ thể như: sự thay đổi của người phụ nữ về tâm sinh lý, dễ bị trầm cảm, áp lực khi sinh con, đặc biệt những phụ nữ mang thai trong điều kiện hoàn cảnh không bình thường: bố đứa trẻ trốn tránh trách nhiệm, gia đình, xã hội không chấp nhận, không quan tâm... Những trường hợp này người mẹ trong tình trạng bế tắc, dẫn đến những hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ gây hậu quả nghiêm trọng. Từ đó cũng cần xét đến việc đặt ra trách nhiệm hình sự đối với người cha và những người liên quan. Bên cạnh đó, cần cân nhắc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu người mẹlà vị thành niên.

Một số đề nghị khác của Hội đề nghị Ban soạn thảo luật tiếp thu, sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lần này như: Hành vi không giao con theo quyết định của Tòa án; Quy định thêm tình tiết “làm biến dạng diện mạo nạn nhân” làm ảnh hưởng đến cuộc sống, hạnh phúc của người bị hại (Điều 133); Xử lý hình sự đối với hành vi lợi dụng, sử dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền hình ảnh và có hành vi trục lợi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ… gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người; Loại trừ trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp là nạn nhân nhưng có hành vi vi phạm pháp luật (nạn nhân mua bán người làm giấy tờ giả vượt biên trái phép, nạn nhân bị hiếp dâm giết chết con mới đẻ); Có quy định xử lý các hành vi khác có liên quan đối với tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 184); Không quy định thêm điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với một số tội đã quy định có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng (tội phá thai trái phép (Điều 327), tội cưỡng ép kết hôn (Điều 180)./.

theo hoilhpn.org.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 86