Tìm trên trang
Lựa chọn giới tính trước sinh đã đang và sẽ gây hậu quả khó lường về nhiều mặt cho xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng này như thế nào?
Ngày cập nhật 02/07/2015
Tuyên truyền giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Lựa chọn giới tính trước sinh đã đang và sẽ gây hậu quả khó lường về nhiều mặt cho xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng này như thế nào?

Theo Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2014, số trẻ em sinh ra là 634.836 trẻ, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái) của cả nước là 114, cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 3,8% điểm.

Những hệ lụy

Nếu tỷ số này không được khống chế kịp thời thì trong vòng 20 đến 30 năm tới (khi thế hệ trẻ em sinh ra hiện nay bước vào tuổi kết hôn) sẽ có nhiều hệ lụy khó lường về mặt xã hội, thậm chí cả an ninh chính trị. Ở Việt Nam thời điểm này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025 đến 2030.Tỷ lệ tội phạm tình dục sẽ ngày càng cao hơn, trong một chừng mực nào đó, người con gái sẽ trở thành món hàng hiếm bị đem ra buôn bán...Trước tình trạng đó, tỷ lệ kết hôn của phụ nữ sẽ sớm hơn, sự tranh giành giữa những người đàn ông để có được người phụ nữ sẽ gay gắt hơn dẫn đến tỷ lệ phụ nữ tái hôn sẽ cao hơn. Điều này còn gây nên gánh nặng cho nền y tế khi sức khỏe của phụ nữ không đảm bảo và gánh nặng xã hội khi có những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình có mối quan hệ phức tạp. Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đã phải “nhập khẩu” cô dâu và phần lớn trong số đó là phụ nữ Việt Nam, đây cũng là cảnh báo cho Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên có thể nhận thấy rõ ràng, đến khi Việt Nam phải đối mặt với sự thiếu hụt phụ nữ thì chúng ta khó có thể “nhập khẩu” được cô dâu từ các nước láng giềng, chúng ta sẽ đối mặt với vấn đề này khó khăn hơn các nước khác rất nhiều.

Đi tìm nguyên nhân

Theo kết quả nghiên cứu xã hội học, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lựa chọn giới tính trước sinh:

Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng lựa chọn giới tính khi sinh ở nước ta.Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hóa truyền thống, tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạovới mô hình gia đình truyền thống trong đó việc nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị nền tảng. Hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi chưa phát triển, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi có 70% dân số đang sinh sống. Người già hầu hết không có lương hưu hay trợ cấp xã hội, họ cần sự chăm sóc y tế, an ủi về mặt tinh thần, tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cháu. Theo quan niệm của gia đình truyền thống,trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai. Người già sẽ có cảm giác lo lắng cho tương lai vàbất an khi về già nếu không có con trai...Vì vậy, tâm lý thích con trai, phải sinh bằng được con trai nối dõiđã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ.

Nguyên nhân phụ trợ từ những chuẩn mực xã hội mới như gia đình quy mô nhỏ chỉ có từ 1 đến hai con. Đây là động lực khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh.

Một nguyên nhân nữa là do việc lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính. Khi dự định sinh con, nhiều cặp vợ chồng áp dụng một số kỹ thuật trước khi có thai bằng chế độ ăn, thời điểm phóng noãn để thụ thai. Trong lúc thụ thai họ cũng áp dụng kiến thức để lựa chon giới tính như chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y... Khi đã có thai họ không ngần ngại bỏ ra các khoản chi phí để sử dụng dịch vụ siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối... để chẩn đoán giới tính thai nhi và sẵn sàng phá thai nếu bào thai đó mang giới tính không như ý.

Giải pháp đề xuất

Lựa chọn giới tính trước sinh sẽ làm tăng tỷ số giới tính khi sinh. Tuy nhiên tỷ số giới tính khi sinh lại liên quan đến vấn đề văn hóa, phong tục, tập quán của người dân từ hàng ngàn năm nay nên chúng ta phải ứng xử với việc mất cân bằng giới tính khi sinh như là một vấn đề văn hóa. Chúng ta không thể nóng vội mà phải làm từng bước, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và thực hiện đồng bộ các giải pháp. Các giải pháp này phải được xây dựng từ thực tiễn đặc thù của Việt Nam và đúc kết từ các bài học kinh nghiệm của các nước bạn. Để giảm được tỷ số giới tính khi sinh cần phải có chính sách ưu tiên đối với phụ nữ và thành viên trong các gia đình sinh con một bề là gái chứ không chỉ dừng lại ở vấn đề kêu gọi bình đẳng giới. Cần rà soát sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật nếu nó đi ngược với mục tiêu chúng ta đang hướng tới để tuyệt đối cấm mọi hình thức lựa chọn giới tính khi sinh. Trong tất cả các giải pháp, quan trọng nhất vẫn là truyền thông, giáo dục để thay đổi hành vi của người dân. Bên cạnh đó, việc tăng cường cam kết chính trị phải được đặt lên hàng đầu. Bởi chỉ riêng ngành dân số sẽ không thể đạt được sự thành công trong việc kiểm soát, giảm thiểu lựa chọn giới tính khi sinh nếu không có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với sự tham mưu nòng cốt của ngành Y tế, Dân số - KHHGĐ và sự tham gia tự nguyện của người dân.

theo hoilhpn.org.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 67