Tìm trên trang
Huyền thoại 11 cô gái sông Hương và bài thơ Bác tặng
Ngày cập nhật 24/06/2015
Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương

Nhắc đến Huế thời chống Mỹ, ai cũng nhớ đến chiến công lẫy lừng của 11 cô gái Sông Hương, những người góp phần làm nên Huế 25 ngày đêm trung dũng kiên cường. Danh tiếng của 11 cô gái Sông Hương được nhân dân cả nước và bạn bè năm châu ngưỡng mộ…hơn 40 năm trôi qua, các chị người còn, người mất nhưng tất cả họ đều xứng đáng được tôn vinh là tượng đài biểu tượng cho lòng dũng cảm, ý chí kiên cường của đất Cố Đô.

Chiến công hiển hách

Ngày ấy, 11 cô gái Sông Hương cùng ở tiểu đội dân quân Thiên Thuỷ, xã Thanh Thuỷ, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Trong Chiến dịch Tết Mậu thân 1968, tiểu đội của họ được giao nhiệm vụ dẫn đường đưa bộ đội vào tấn công các mục tiêu của địch ở bờ Nam thành phố Huế và phối hợp với dân quân các cơ sở trong thành phố đánh địch. Nhận nhiệm vụ, các chị đã vạch kế hoạch chi tiết và không quản khó khăn nguy hiểm đi trinh sát, nghiên cứu rất kĩ đường đi lối lại, các điểm quân địch đóng để dẫn đường, góp phần giúp bộ đội ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giành quyền làm chủ ở thành phố Huế 25 ngày đêm, giải thoát hàng nghìn đồng chí, đồng bào ta bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phú.

Đêm 30 Tết năm 1968, tiểu đội 11 cô gái Sông Hương chia làm 3 tổ dẫn 3 cánh quân vào thành phố. Tiếng súng tấn công nổi dậy của quân và dân thành phố Huế làm cho Mỹ Ngụy không kịp trở tay. Ta đã làm chủ thành phố. Sau đó, địch phản công dữ dội với lực lượng hùng hậu, xe tăng, xe thiết giáp hiện đại từ phía Phú Bài đổ lên, máy bay gầm rú khắp bầu trời. Vừa làm nhiệm vụ dẫn đường, vừa làm nhiệm vụ tải thương, các chị đã trực tiếp cầm súng chiến đấu. Không chiến hào, các chị dàn trận khắp trong các ngõ phố, lợi dụng địa hình nhà dân để đánh địch. Trong gần 20 ngày đêm chiến đấu, tiểu đội của các chị đã tiêu diệt một tiểu đoàn lính mỹ gồm nhiều xe bọc thép và máy bay chiến đấu yểm trợ, thu được nhiều vũ khí. Trong trận chiến không cân sức ấy, 4 chị Nguyễn Thị Diên, Đỗ Thị Cúc, Hoàng Thị Xuân, Hoàng Thị Sướng đã anh dũng hy sinh và sống mãi với tuổi 20 trong lòng bạn bè, bà con, cô bác quê hương.

Ngọn cờ chiến thắng của cách mạng bay trên đỉnh thành nội Huế lúc 8 giờ 30 ngày 31/1/1968. Góp công trong chiến thắng vang dội ấy có tiểu đội 11 cô gái Sông Hương, những người phụ nữ bình dị nhưng vô cùng quả cảm ấy. Họ đã chiến đấu dũng cảm, ngoan cường làm nên chiến công hiển hách, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và tặng bài thơ :

Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường
       Khôn ngoan dàn trận khắp phố phường
Bác khen các cháu dân quân gái
Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương
.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, sáu chị của Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương đã anh dũng hy sinh, trong đó có chị Phạm Thị Liên - Tiểu đội trưởng .

Tổ quốc ghi công

Sau Mậu Thân 1968, các chị Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Thị Hợi, Chế Thị Mừng và Hoàng Thị Nở đã cùng 15 cô du kích khác được bổ sung vào để thành lập Trung đội dân quân Võ Thị Sáu. Đất nước giải phóng, các chị vẫn tiếp tục phấn đấu, giữ gìn hình ảnh anh hùng của 11 cô gái Sông Hương huyền thoại ngày ấy. Giờ đây, các chị đều đã ở vào lứa tuổi xưa nay hiếm, nhưng dù ở cương vị nào, các chị cũng làm tốt vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Tổ quốc mãi ghi nhớ công lao của các chị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương huyền thoại với những chiến công quả cảm trong Chiến dịch Mậu Thân 1968. Chị Phạm Thị Liên cũng đã được truy tặng danh hiệu AHLLVTND.

theo hoilhpn.org.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 441