Tìm trên trang
Những nữ phóng viên Pa Cô
Ngày cập nhật 22/06/2015
Thanh Ngàn trong những lần tác nghiệp (Ảnh nhân vật cung cấp)

Trên đường tác nghiệp, những nữ phóng viên người dân tộc Pa Cô đang công tác tại Đài Phát thanh truyền hình A Lưới thường xuyên đối mặt hiểm nguy khi vượt qua những con đường hiểm trở, những đỉnh núi đá tai mèo dựng đứng… Nhưng bằng trái tim đầy nhiệt huyết với nghề báo, họ đã vượt qua tất cả.

Đam mê

Kể lại kỉ niệm khó quên trong cuộc đời làm báo, PV Phạm Tuyết chia sẻ: “Kỷ niệm thì nhiều lắm, nhưng tôi nhớ nhất lần đi tác nghiệp trên đỉnh núi của xã A Ngo vào năm 2011. Lúc đó, tôi đang mang bầu, nhưng để phỏng vấn nhân vật, lấy thông tin, tôi đã phải “vác” bụng bầu bảy tháng trèo lên tận đỉnh núi chót vót. Nghĩ lại giờ thấy “chợn” người. Đến tháng thứ tám bụng to lắm rồi, chân phù sưng lên, nhưng vì nhiệm vụ được giao, tôi và đứa con trong bụng lại vượt suối, trèo đá tai mèo để vào bản tác nghiệp”. Chỉ sau hai tháng nghỉ sinh, chị Tuyết lại vác máy quay chạy phăng phăng đi lấy tin hết bản này đến bản khác.

Những ngày đầu mới vào nghề, xe máy chưa sắm được nên PV Hồ Thị Thanh Ngàn “lóc cóc” đi xe đạp để tác nghiệp. Hình ảnh cô gái Pa Cô nhỏ nhắn đạp xe trên vai đeo chiếc máy quay phim làm nhiều người “mắt tròn mắt dẹt”. “Hôm đó, cứ thấy xe ô tô đi chầm chậm gần mình nhưng chẳng hiểu lý do vì sao. Khi xe ô tô đi lên trước mới biết là các phóng viên của báo đài khác về tác nghiệp. Nhưng dù chỉ đi xe đạp, chúng tôi vẫn không để thua kém đồng nghiệp khi trong ngày vẫn kịp làm đến 4, 5 tin, Thanh Ngàn bồi hồi nhớ lại.

Dù là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng chưa một lần các nữ phóng viên của đài A Lưới “chịu thua” trước cánh mày râu. Vẫn một mình một máy quay “lủi” hết “hang cùng ngõ hẻm” của dải Trường Sơn để tác nghiệp. Không những thế, các chị còn kiêm từ quay phim, viết lời bình, phỏng vấn, dẫn chương trình, phiên dịch cho đến dựng hình. Trong lần sang Lào cùng bộ đội biên phòng, trên đường đi lầy lội vì mới lũ lụt xong, bùn lún cả bánh xe không thể nhúc nhích được. Tất cả mọi người phải xuống đẩy xe. Vừa phụ mọi người đẩy xe, Thanh Ngàn vừa tranh thủ ghi lại những thước phim đầy khó khăn trên đường đi cứu trợ. “Hết đoạn bùn lầy, mọi người lại phải đi qua sông A Sáp, mình vừa không biết bơi người lại thấp nên cứ vừa đi vừa nhón chân để máy quay không bị ướt. Có những đoạn nước chảy xiết quá, mình phải vịn vào các phóng viên nam mà đi. Sang đến bản Ka Lô, nước Lào cứ để người vừa bùn vừa ướt mà tác nghiệp”, Thanh Ngàn kể.

Không “dám” ốm đau

“Dù có ốm đau cũng không dám ốm đau”, câu nói “kinh điển” của chị Lê Thị Thêm (Pa Cô Thêm), Trưởng Đài Phát thanh truyền hình huyện A Lưới. Là một đài cơ sở miền núi, khối lượng công việc chồng chất, cả đài 10 người, nhưng chỉ có 5 phóng viên, hạn chế về trang thiết bị máy móc “quay cũng một máy mà dựng cũng một máy”. Ấy vậy mà bên cạnh tính cập nhật, hiện đài đã sản xuất được các chương trình bằng cả hai tiếng phổ thông và tiếng dân tộc cùng những phóng sự theo chuyên mục như: “Góc nhìn văn hóa”, “An ninh quốc phòng toàn dân”, “Những điều bạn cần biết”, “Xây dựng nông thôn mới”…

Thời điểm A Lưới vào mùa lễ hội, chuẩn bị cho đại hội bầu cử năm 2014, Tết A Za, ngày kỷ niệm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, các phóng viên của đài phải quay như chong chóng để truyền tải tin tức kịp thời. Trong vòng một tuần, mỗi người phải hoàn thành 10 phóng sự truyền hình, tất cả 5 phóng viên của đài làm quên ăn quên ngủ. “Khi đó, mình đau mà không dám đau, nếu mình đau thì cả cơ quan sẽ không hoàn thành được công việc. Sau sự kiện quan trọng đó thì ai cũng đổ bệnh, nhưng may mắn công việc đã hoàn thành suôn sẻ”, Thanh Ngàn nhớ lại.

Bằng tất cả say mê, nhiệt huyết đang cuộn trào trong trái tim, những nữ phóng viên  Pa Cô đã khẳng định bản lĩnh nghề nghiệp, làm nên những tác phẩm báo chí gây xúc động lòng người. Năm 2011, tác phẩm phát thanh “A Vô Dâu một trong những cánh tay đắc lực trong công tác kế hoạch hóa gia đình” của PV Phạm Tuyết đạt giải ba tại cuộc thi do Sở TTTT phối hợp với Cục Dân số kế hoạch hóa gia đình Việt Nam tổ chức. Năm 2013, Phạm Tuyết cùng đồng nghiệp nam Hồ Ngọc Lô đạt giải vàng tại Liên hoan truyền hình tỉnh với phóng sự “Hôn nhân cận huyết thống”. Cũng trong năm 2013, Thu Ngàn, Phạm Tuyết cùng đồng nghiệp đã đạt giải bạc tại Liên hoan truyền hình của tỉnh.

“Không phải vì giải thưởng, những tác phẩm báo chí hay, sự quan tâm của người xem mới chính là phần thưởng quý giá nhất đối với chúng tôi. Điều đó tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi vững bước, tiếp tục trèo núi cao, vượt suối sâu trong chặng đường làm báo”, PV Phạm Tuyết chia sẻ.

theo baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 621