Người phụ nữ bất kể thuộc dân tộc nào, thời đại nào, đều yêu hòa bình, sản sinh và nuôi dưỡng những anh hùng và luôn nguyện ước: loài người sống bình an bên nhau. Song, "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" người phụ nữ Việt Nam bắt buộc phải cầm vũ khí thì ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó thật là sâu sắc, vì họ cầm vũ khí chính là để bảo vệ hòa bình, giữ gìn sự sống cho những con người chân chính mà họ đã sinh ra, chống lại những thế lực phi nhân muốn hủy hoại con người.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ở miền Nam - nơi tuyến đầu của Tổ quốc, phụ nữ luôn là lực lượng đấu tranh hăng hái, dũng cảm và sáng tạo. Suốt 21 năm chiến đấu gian khổ, chị em đã vận dụng nhiều phương châm như đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, xây dựng cơ sở trong lòng địch, bám đất bám dân, kiên cường chiến đấu.
Đội quân tóc dài, các đội nữ du kích, nữ tự vệ, nữ biệt động luôn là nỗi kinh hoàng của quân xâm lược. Còn tại hậu phương lớn miền Bắc, phụ nữ sôi nổi hưởng ứng phong trào "Ba đảm đang" bảo vệ và xây dựng hậu phương vững mạnh, chi việc cao nhất sức người sức của cho tiền tuyến. Hàng vạn chị em đã tình nguyện tham gia Thanh niên xung phong, các đoàn dân công hoả tuyến.
Khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, chị em có mặt nhiều hơn trong lực lượng dân quân trực tiếp chiến đấu, góp phần đáng kể vào thành tích bắn rơi 4000 máy bay địch, làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không” giữa bầu trời Hà Nội. Chiến thắng vĩ đại ngày 30/4/1945 có những đóng góp to lớn của phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ cả nước nói chung.
Khí thế hào sôi nổi hào hùng của nữ thanh niên thủ đô trong luyện tập quân sự và tòng quân lên đường đánh Mỹ
(Ảnh: Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Đinh Quang Thành
Nữ tự vệ đứng gác tại các điểm chốt trên đường phố, đảm bảo an ninh của Thành phố Đà Lạt những ngày đầu giải phóng
(Ảnh: Đinh Quang Thành)
NCác nữ chiến sĩ giao liên của quân khu V quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong những ngày trước và sau giải phóng Đà Nẵng.
(Ảnh: Đinh Quang Thành)
Cô gái vốn là học sinh trung học năm cuối đã ra vùng kháng chiến nay trở về hoạt động cách mạng trong thành phố Sài Gòn.
(Ảnh: Đinh Quang Thành )
Du kích vùng ven Sài Gòn tại Lễ ra mắt quân quản Sài Gòn - Gia Định (Ảnh; Đinh Quang Thành)
Các chiến sĩ biệt động Sài Gòn trong giới học sinh, sinh viên bị địch bắt đầy ra ra Côn Đảo đã cùng chiến sĩ cách mạng phá các trại giam,
trở về Sài Gòn hoạt động trong ngày 2/5/1975 (Ảnh: Đinh Quang Thành)
Phụ nữ quận 4 mang hoa quả đặt trên hè phố để tặng bộ đội giải phóng vào thành phố Sài Gòn
(Ảnh: Đinh Quang Thành)
Bức ảnh "Đường ra tiền phương": "Vào một đêm tháng 6/1966, nhà báo Đinh Quang Thành đến cầu Gián Khuất đoạn qua sông Đáy trên quốc lộ 1A đúng vào cái đêm định mệnh: Nguyễn Thị Phúc, đội viên Đại đội TNXP 193 Nam Hà đang chỉ đường cho đoàn xe qua cầu phao trong đêm, bất ngờ một loạt bom nổ giữa đầu cầu và cô bị cưa cụt một cẳng chân. Không kịp cấp cứu, máu ra nhiều, cô gái đã hy sinh. Ngay đêm sau, nhiều đội viên nữ trong đơn vị đã tranh nhau làm nhiệm vụ thay Nguyễn Thị Phúc. Ông đã chụp tấm ảnh đêm đúng nơi cô gái ấy đã đứng, tay cầm lá cờ lệnh đỏ, tóc buông dài, vai mang súng, chỉ đường cho các đoàn xe ra trận" ((Ảnh: Đinh Quang Thành)
19 tuổi, Nguyễn Thị Hiền là tiểu đội trưởng dân quân Yên Vực, huyện Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa. Cô đã trải qua 800 đợt rải bom và bị bom B-52 chôn sống 4 lần, năm 1966
(Ảnh Mai Nam)
Tỉnh Hà Tĩnh, nữ dân quân bảo vệ tuyến biển năm 1967, (Ảnh Mai Nam)
Trên công trường Quảng Trị, (Ảnh: Đoàn Công Tính)
Một nữ trực vô tuyến điện quân đội miền Bắc VN trên đường mòn Hồ Chí Minh (Ảnh: Hứa Kiểm)