Tìm trên trang
Gia đình có hơn 137 lần hiến máu cứu người
Ngày cập nhật 20/05/2015

Ngôi nhà số 141 đường Trần Huy Liệu, TP Huế hiện đã trở thành ngân hàng máu sống của những bệnh nhân cần tiếp máu trực tiếp và Trung tâm huyết học truyền máu khu vực duyên hải miền Trung (tại Huế).

Bắt đầu là chuyện người bố được cứu… 

Những con người trong ngôi nhà 141 Trần Huy Liệu đến với con đường làm từ thiện “Hiến máu cứu người” cũng rất đỗi tình tình cờ, tình cờ như số phận người bố của họ được cứu sống bằng chính giọt máu của một người bạn tình cờ đến thăm.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1975, khi đất nước vừa được giải phóng. Ông Nguyễn Phước Bửu Thanh, đang là trụ cột của gia đình bị một cơn bạo bệnh, khiến ông chỉ còn nằm chờ chết, do lúc này bệnh viện TW Huế không đủ máu để tiếp cho ông trên bàn mổ. Trong cơn “thập tử nhất sinh”, một người bạn tên Quí ở Thuận An – Huế đến thăm. Thương cảm người bạn đang thoi thóp trên giường bệnh, sau một lúc tìm hiểu và biết mình cùng nhóm máu, được sự đồng ý của các bác sĩ người bạn này đã tiếp máu cho ông trên bàn mổ, và ông Bửu Thanh đã được cứu sống.

12 người con của ông Thanh mỗi người một công việc, từ buôn thúng bán mẹt đến thợ hồ… sống trong ngôi với nhiều thế hệ từ ông bà đến con cháu, kể từ cái ngày ấy đã nghĩ đến công việc làm từ thiện, dù họ chẳng giàu có gì. Và ông Thanh sau ngày “từ cõi chết trở về” đã tham gia sinh hoạt tại chùa Thuận Hóa (Huế), bắt đầu những năm tháng cùng với các Phật tử đạp xe đi khắp phố phường thu nhận, quyên góp gạo để giúp đỡ những gia đình nghèo khổ, neo đơn ở Huế.

Không giống như công việc từ thiện đang làm của ông Thanh, những người con và cháu trong gia đình ông đã nghĩ đến một công việc làm từ thiện rất khác lạ: “Hiến máu nhân đạo để cứu người”. Tất cả họ đều không một mảy may suy nghĩ, đắn đo, tính toán thiệt hơn cho sức khỏe của mình. Trong gia đình với 3 nhóm máu khác nhau, nên bất cứ lúc nào bệnh nhân cần máu, các thành viên trong nhà sẽ phân nhau đến tiếp máu cho họ.

Chính tình thương yêu con người đã đưa họ đến với những quyết định táo bạo mà không phải ai cũng làm được như thế. Hàng chục nghìn đơn vị máu của hơn 137 lần tham gia hiến máu nhân đạo của những con người ấy đã hòa chảy trong rất nhiều trái tim biết bao người bệnh, cứu họ thoát khỏi ngưỡng cửa của thần chết. Họ làm ơn nhưng không phải để mong người khác trả ơn cho mình. “Hầu hết những người mà chúng tôi cho máu đều là những bệnh nhân nghèo, chúng tôi chưa hề một lần gặp lại họ. Chúng tôi chỉ biết một điều, những giọt máu của mình đã cứu được tính mạng con người, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình họ, như chính niềm vui ngày xưa khi chúng tôi đón bố tôi trở về từ cõi chết”-những con người của ông Bửu Thanh đã tâm sự như vậy.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Đằng sau vẻ giản dị, ít nói của người con gái Huế, chị Công Huyền Tôn Nữ Thanh Tâm (con gái ông Nguyễn Phước Bửu Thanh) khiến mọi người “sốc” khi nghe kể về số lượng máu mình đã hiến. 14 năm, chị đã “trích” 10.750cc máu từ cơ thể để cứu sống rất nhiều người.

Chị Thanh Tâm kể rằng, năm 1990 vào TP. Hồ Chí Minh làm ăn, một lần tình cờ đi ngang một địa điểm hiến máu tình nguyện tại TP, vượt qua những cảm giác rụt rè chị ghé vào xin được hiến máu. “Lần đầu tôi hơi sợ, nhưng nghĩ đến ba tôi khi xưa cũng nhờ giọt máu người ta mà sống...!” chị kể. Từ lần đầu tiên vừa hiến máu, vừa niệm Phật để bớt sợ và hơn 40 lần sau này (15 lần ở TP. Hồ Chí Minh và 28 lần ở Huế) mỗi khi đưa tay cho bác sĩ, chị vẫn tâm niệm rằng, “cứu một mạng người còn hơn xây chín bậc phù đồ”. Là người trong gia đình tiên phong đi hiến máu cứu người, dần dần Thanh Tâm đã thuyết phục được thêm 13 thành viên khác trong gia đình từ anh, chị, em đến những đứa cháu cùng tham gia và cộng lại đến hôm nay gia đình họ đã hơn 137 lần hiến máu tình nguyện để cứu người.

Năm 2004, Thanh Tâm vinh dự là khách mời của chương trình người đương thời “Gặp gỡ những thanh niên tiêu biểu” tại Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ V, một chương trình biểu dương những cá nhân điển hình trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau đã có nhiều đóng góp, cống hiến tích cực về trí tuệ, công sức cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khích lệ tinh thần sáng tạo lao động của toàn xã hội. Và với thành tích 43 lần tham gia hiến máu cứu người, chị đã được Hội chữ Thập đỏ TP Hồ Chí Minh và tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng Huy chương Bạc và Vàng để khen ngợi cho hoạt động tích cực của chị./.

 

theo hoilhpn.org.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 1.555