Tìm trên trang
Đồng hành
Ngày cập nhật 27/04/2015

Thông qua các lớp dạy nghề, các tổ hợp tác sản xuất do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai thực hiện, nhiều hội viên được đào tạo nâng cao tay nghề, giới thiệu việc làm, ổn định đời sống.

Nâng cao tay nghề

Chị Gái, Tổ trưởng Tổ sản xuất nước mắm Quảng Ngạn kiểm tra mắm

Hợp tác xã Mây tre đan Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) có gần 100 xã viên, trong đó đa phần là nữ. Tuy nhiên, do tay nghề thấp, hầu hết các chị chỉ đảm nhận những khâu đơn giản, ngày công thấp. Năm 2013, thông qua Đề án 295 hỗ trợ phụ nữ học nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ 100 triệu đồng thành lập Tổ hợp tác Mây tre đan Quảng Phú (thuộc Hợp tác xã Mây tre đan Bao La) mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho các nữ xã viên, hỗ trợ mua 2 máy chẻ tre, 1 máy cưa, 1 máy mài... Năng suất lao động của nữ xã viên được nâng cao, nhiều chị tự làm ra được nhiều sản phẩm có độ tinh xảo cao như đèn ngủ, đèn lồng các loại, giỏ, hoa sen trang trí... Chị Nguyễn Thị Nguyên, Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết: “Được Hội LHPN tiếp sức, chị em tui khẳng định được năng lực trong công việc, thu nhập tăng từ 1 triệu đồng lên 2,5 triệu đồng mỗi người/tháng”.

Từ thành công của Tổ hợp tác Mây tre đan Quảng Phú, Hội LHPN tỉnh tiếp tục hỗ trợ thành lập mô hình Tổ hợp tác sản xuất nước mắm Quảng Ngạn. Dẫn chúng tôi đi thăm hàng chục lu mắm được xếp ngay ngắn trong căn nhà rộng, thoáng, sạch sẽ, 3 máy lọc nước mắm, một máy đóng nút chai mới được đầu tư. Chị Lê Thị Gái, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất nước mắm Quảng Ngạn vui mừng: “Được Hội LHPN hỗ trợ cơ sở vật chất, tập huấn nâng cao tay nghề, hướng dẫn cách thức xây dựng thương hiệu và kết nối thị trường, các chị em tham gia vào tổ hợp tác, mỗi người đóng 3 triệu đồng mua 4 tấn cá và đóng góp ngày công làm mắm. Trừ mọi chi phí, mỗi thành viên thu nhập bình quân 2 triệu đồng/tháng”.

Theo chị Đỗ Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh, các mô hình tổ hợp tác không chỉ tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho phụ nữ mà còn giúp chị em gần gũi, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, là động lực để thu hút chị em hăng hái tham gia sinh hoạt hội, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.

Việc làm ổn định

Buổi thực hành của các học viên lớp kỹ thuật chế biến món ăn

Chị Trần Thị Ngọc Anh, xã Phú Mậu (Phú Vang) từ lâu rất muốn mở quán ăn, nhưng không tự tin vào tay nghề nên đành gác lại. Năm 2011, được Hội LHPN xã giới thiệu chị tham gia lớp dạy nấu ăn của Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh. Qua khóa học, chị được các nghệ nhân dạy kỹ thuật chế biến món ăn. Từ kiến thức được học, cộng với tính chịu khó học hỏi, chị Anh đã mở được quán ăn như mình mong muốn và sống được bằng nghề mới này. Chị Phạm Thị Nguyệt, phường Vỹ Dạ, trước đây làm công nhân nhà máy in, thường xuyên làm đêm, khi lập gia đình, có con nhỏ chị đành xin nghỉ. Được giới thiệu về lớp dạy nấu ăn của Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh, chị đã đăng ký theo học. Sau khi học xong, chị xin vào làm cấp dưỡng tại Trường mầm non Vỹ Dạ, TP Huế. Chị Nguyệt nói: “Cùng xin vào làm làm cấp dưỡng tại trường mầm non có 3 người, nhưng nhờ có chứng chỉ học nghề nên chị được nhận vào làm”.

Chị Phạm Thị Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Phụ trách Hội LHPN tỉnh cho biết: "Trong quá trình đào tạo, chúng tôi luôn gắn trách nhiệm của mình với từng học viên, chủ động liên hệ với các công ty, trường học, nhà hàng, khách sạn... để giới thiệu việc làm sau đào tạo. Đối với những học viên có nhu cầu tự tạo việc làm tại địa phương, chúng tôi luôn tạo điều kiện về vốn vay cho họ".

 

Theo Báo Thừa Thiên Huế online
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 138