Tìm trên trang
Mạch nguồn chảy mãi
Ngày cập nhật 07/04/2015
Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương đọc thư khen của Bác Hồ

40 năm qua đi, chiến tranh, bom đạn đã lùi vào dĩ vãng nhưng tinh thần yêu nước, cống hiến, hy sinh tuổi thanh xuân của các chị, các mẹ trong kháng chiến ngày ấy vẫn được thế hệ hôm nay ghi nhớ và tiếp nối…

Ký ức thời hoa lửa

Nhân dịp Hội LHPN tỉnh tổ chức cuộc gặp mặt nữ cựu chiến binh, nữ thanh niên xung phong từng tham gia trong kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi có dịp gặp gỡ những phụ nữ từng một thời anh dũng cầm súng đánh trả những tiểu đoàn lính Mỹ được trang bị hiện đại… Họ giờ đã tuổi cao sức yếu, nhưng khi nói về những năm tháng từng tham gia kháng chiến, lòng tự hào vẫn hiện rõ qua từng lời kể.
Cô Hoàng Thị Nở, một trong những chiến sĩ của Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương kể: “Được cấp trên giao nhiệm vụ dẫn đường đưa bộ đội vào tấn công các mục tiêu của địch, các chị đã nghiên cứu địa bàn cả tháng trời, thông thạo từng đường đi, lối rẽ để có thể dẫn bộ đội bằng những con đường an toàn nhất. Vừa làm nhiệm vụ dẫn đường, tải thương các chị vừa trực tiếp cầm súng đánh giặc. Không chiến hào, các chị dàn trận khắp phố phường, lợi dụng nhà dân để đánh địch. Hy sinh, mất mát nhưng 11 cô gái Sông Hương kiên cường bám trận địa không lùi một bước. Giặc Mỹ nhiều phen chao đảo trước những đòn đánh của các chị. Riêng trận đánh đêm 11 rạng sáng 12/2/1968, Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương đã cầm cự, đánh lui cả một tiểu đoàn lính Mỹ với nhiều xe bọc thép và máy bay yểm trợ, diệt 120 lính và 4 xe tăng, thu nhiều vũ khí …
Dù đã ở tuổi 70, bà Nguyễn Thị Hường, phường Hương Văn, thị xã Hương Trà (lúc đó là cán bộ cách mạng nằm vùng tại Hương Trà) vẫn nhớ như in những lần vào tận sào huyệt của địch thăm dò tình hình. Bà nhớ lại, lớn lên trong không khí cách mạng, ba mẹ đều tham gia kháng chiến nên ngay từ nhỏ bà đã được giác ngộ. 18 tuổi, bà đã đăng ký đi bộ đội nhưng lại được lệnh ở lại xã Hương Xuân hoạt động bí mật. Vừa hoạt động bí mật bà vừa vận động thanh niên, phụ nữ trong vùng tham gia hoạt động cách mạng, nuôi giấu cán bộ. Bà bị địch bắt trong trận chiến Phước Yên (Quảng Điền) năm 1968. Trải qua 6 năm trong tù, chịu nhiều hình thức tra tấn dã man, với tần suất hai ngày một lần tra tấn của địch, nhưng bà không khai nửa lời. Không những thế, bà cùng các chị em khác trong tù tuyệt thực phản đối chiến tranh; tranh thủ dạy nhau học chữ... Năm 1972, bà được trao trả tự do và tiếp tục tham gia cách mạng.
Tiếp nối truyền thống
Tinh thần anh dũng kiên trung của các chị, các mẹ trong thời hoa lửa được lớp lớp thế hệ phụ nữ hôm nay tiếp nối như mạch nguồn chưa bao giờ cạn, nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Trên 45% lực lượng lao động nữ trên địa bàn tỉnh hiện nay có mặt trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng. Các chị không ngừng vươn lên rèn luyện làm theo gương Bác, tạo dựng hình ảnh mới của người phụ nữ Việt Nam: “Tự tin, tự trong, trung hậu, đảm đang”. Nhiều chị đã khẳng định năng lực công tác, phẩm chất chính trị đảm nhận nhiều cương vị lãnh đạo quản lý. Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã tiếp tục khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của nữ cán bộ, công nhân, viên chức, tận tụy hoàn thành nhiệm vụ được giao, chăm lo gia đình hạnh phúc. Hàng năm có 80-85% nữ cán bộ, công nhân, viên chức lao động được công nhận danh hiệu “2 giỏi” ở các cấp công đoàn. Điển hình có chị Lư Thị Bích Thủy, cán bộ Trung tâm Di tích Cố đô Huế tự nghiên cứu học tập phương pháp bảo dưỡng sửa chữa hệ thống máy bộ đàm trang bị ở các điểm di tích trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần phục vụ tốt các lễ hội, sự kiện văn hóa lớn của tỉnh.
Chị em phụ nữ ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp kiên trì, mạnh dạn đầu tư sản xuất phát triển kinh tế. Tiêu biểu có chị Hồ Thị Lan, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền chăn nuôi gần 100 con heo thịt, heo nái, 300 con gà theo hướng gia trại… cho thu nhập bình quân mỗi năm trên 100 triệu đồng. Chị Lê Thị Bán (Lộc Trì, Phú Lộc) mạnh dạn đầu tư đóng hai chiếc tàu trên 2 tỷ đồng, động viên chồng con ra khơi bám biển vừa mang lại thu nhập cho gia đình 400-500 triệu đồng mỗi năm, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chị Hồ Thị Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Hương đã thành công trong việc đưa mè xửng Thiên Hương đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài
Không chỉ phụ nữ đồng bằng, chị em đồng bào dân tộc thiếu số phát huy truyền thống không ngừng học tập nâng cao trình độ, từng bước thay đổi tập quán canh tác đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho gia đình và xã hội.
Chiến tranh đã lùi xa, thế hệ phụ nữ cống hiến tuổi xuân trong chiến tranh nay, người còn người mất, nhưng thế hệ phụ nữ hôm nay vẫn đang bền bỉ tiếp nổi mạnh nguồn của các chị, các mẹ đi trước sẵn sàng lao động sản xuất chiến đấu trên mọi mặt trận với những tiêu chí mới của thời kỳ phát triển hợp tác và hội nhập.
Theo Báo Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 329