Tìm trên trang
Hai người mẹ có 1.000 đứa con
Ngày cập nhật 17/12/2014

Ngần ấy năm, chị Đặng Thị Hiệp (54 tuổi) và chị Nguyễn Thị Lành (50 tuổi)  ở thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, vẫn âm thầm, lặng lẽ “lượm” những đứa bé bị bố mẹ bỏ rơi về chăm sóc.

NGÔI NHÀ TÌNH THƯƠNG
Mái ấm tình thương Bình Minh nằm sâu trong con đường nhỏ ở thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An, nơi đang nuôi dưỡng 10 em bé bị bố mẹ bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng. Chị Hiệp cho biết: “Mái ấm tình thương này được xây dựng vào năm 1992 do một số người phát nguyện đóng góp. Từ đó đến nay, nơi đây trở thành ngôi nhà của gần 1.000 đứa trẻ bị bỏ rơi”.

Mỗi năm mái ấm tình thương Bình Minh đón nhận hơn 30 đứa trẻ bị bỏ rơi, năm nhiều nhất lên đến gần 50 trẻ. Hiện hai chị đang nuôi dưỡng sáu đứa bé vừa mới lọt lòng, bốn đứa đang học tiểu học.
 


Chị Hiệp ngày ngày chăm sóc cho 3 đến 4 đứa trẻ

Vừa ôm bé Mèo (tên thường gọi của một bé gái), chị Hiệp vừa tâm sự: “Bé Mèo rất đáng thương. Sinh thiếu tháng, lại bị viêm phổi, mềm sụn thanh quản, được một bác xe ôm tìm thấy  ở lùm cây. Lúc mang tới thì mình mẩy bé tím tái, suy kiệt, nặng chưa tới 0,8kg. Giờ thì bé Mèo được gần 3kg rồi đấy”.

Những đứa trẻ xấu số này được nhận về từ nhiều nơi khác nhau: ở công viên, bệnh viện, cầu cống... Về với tổ ấm Bình Minh các em được hai mẹ chăm sóc, nuôi nấng như con đẻ của mình. Trong căn nhà chưa đầy 40m2 của mái ấm tình thương Bình Minh luôn tràn ngập tiếng cười, niềm hạnh phúc. Em Nguyễn Văn Khôi (12 tuổi) tâm sự: “Ở đây em tìm được cảm giác ấm áp, sum vầy của một gia đình thật sự. Được hai mẹ yêu thương, em thấy rất bình yên”. Để có tiền chăm lo cuộc sống cho những đứa trẻ, ngoài khoản hỗ trợ của những nhà hảo tâm, hai chị còn nhận được sự giúp đỡ của người dân xung quanh. Đồng thời hai chị cũng đi tìm tòi liên hệ sự tài trợ của các doanh nghiệp, người thân.

DÀNH TRỌN TÌNH YÊU CHO TRẺ
Sinh ra trong một gia đình đông con, bố mẹ lại mất sớm nên chị Hiệp rất thấu hiểu nỗi mất mát, thiếu thốn tình cảm của những đứa trẻ bị bỏ rơi. Năm 1990, chị Hiệp thuê một căn nhà ở Lương Văn (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) để nhận những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi về nuôi. “Lúc đó, gia đình chị phản đối kịch liệt, tìm mọi cách can ngăn. Giờ nghĩ lại chị thấy hồi đó mình đã không sai khi đưa ra quyết định này”, chị Hiệp chia sẻ. Sau đó chị Lành cũng cùng với chị Hiệp nhận nuôi tất cả những đứa trẻ bị bỏ rơi về chăm sóc.
 


Những đứa trẻ được che chở yên bình trong mái ấm Bình Minh

Không lấy chồng, hai chị quyết định sống độc thân để ở bên cạnh các em và xem những đứa trẻ  như đàn con của mình.

Hầu hết những đứa trẻ này đều là kết quả những cuộc tình của các bạn trẻ có lối sống buông thả. Còn có những cặp bố mẹ sau khi sinh con lại bỏ ở các công viên, cổng bệnh viện... Chị Hiệp cho biết: “Những đứa trẻ bị bỏ rơi không chỉ ở Huế mà nhiều tỉnh thành khác cũng có. Nhiều cặp vợ chồng trẻ biết địa chỉ của hai chị nên tìm ra đây để gửi con”.

Cả gia đình chăm sóc một đứa trẻ đã khó, thế mà hằng ngày mỗi chị phải chăm ba - bốn đứa trẻ cùng một lúc khiến không ít người cảm phục. Chị Hiệp kể: “Những ngày trời mát mẻ còn đỡ, chứ vào những ngày nắng nóng hay lạnh thì trẻ hay bị ốm nên vất vả lắm. Có lúc trẻ ốm đồng loạt mà chỉ có hai người nên chăm được đứa này chốc lát rồi chạy sang chăm đứa khác. Đôi khi nửa đêm, các bé khóc không chịu ngủ, hai chị phải dậy pha sữa rồi thức suốt sáng với chúng luôn. Nhưng nhìn các con cứ lớn lên khỏe mạnh là tự dưng mọi mệt mỏi đều tan biến hết”.

Cũng có nhà ở trên TP. Huế nhưng hai chị dành hết thời gian ở mái ấm Bình Minh để chăm sóc những đứa trẻ. “Mỗi tháng hai chị chỉ về thăm nhà, thăm anh em có một ngày thôi. Chứ ở lâu nhớ bọn trẻ chịu không nổi”, chị Lành mỉm cười.

Việc làm của hai chị đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi của người dân và chính quyền địa phương. “Mặc dù hai chị làm không có một đồng lương nào nhưng được chăm sóc, nuôi nấng và làm mẹ nhiều đứa trẻ là mãn nguyện lắm rồi. Hai chị sẽ cùng đồng hành với những đứa trẻ đến hết đời mình”, hai chị tâm sự.

Gần 20 năm, 1.000 đứa trẻ đã được lớn lên trong ngôi nhà tình thương Bình Minh. Các em đều đã trưởng thành và là những người có ích cho xã hội. 

Chị Hiệp cho biết: “Đa phần những đứa trẻ được nuôi 2 - 3 tháng sẽ có những gia đình hiếm muộn đến xin về làm con nuôi. Những đứa còn lại thì được mái ấm Bình Minh cho ăn học đàng hoàng. Hiện có rất nhiều cháu đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước”.

Thấu hiểu được tình yêu của hai mẹ dành cho mình nên các em đều rất ngoan ngoãn, chăm học. “Nhìn các con lớn lên mạnh khỏe, chăm ngoan là hai chị không còn mong gì hơn nữa. Những người làm mẹ chỉ có mong ước như vậy”, chị Hiệp chia sẻ.

Em Nguyễn Ngọc Sơn (sinh viên năm nhất, ngành kế toán, Trường CĐSP Huế) là một trong những đứa trẻ từng bị bỏ rơi rưng rưng bày tỏ: “Em thương hai mẹ lắm. Em có được như ngày hôm nay là nhờ có hai mẹ. Giờ em chỉ biết học thật giỏi và trở thành một người có ích cho xã hội để đền đáp ân tình của hai mẹ”.

Theo http://www.congan.com.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,...
 
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn...
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân...
 
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay...
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công...
 
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập.
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó...
 
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là...
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu...
 
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài...
 
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực...
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ
Truy cập tổng 225.546
Truy cập hiện tại 1.558