|
|
|
|
Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nguyệt - Tấm gương sáng cho chúng ta học tập Ngày cập nhật 10/12/2014
Chiến tranh đã để lại biết bao thiệt hại và có lẽ thiệt hại về mặt tinh thần là vết thương khó lành nhất, sự ra đi của những người con hiến dâng tuổi xuân của mình để bảo vệ tổ quốc, là sự mất mát lớn lao suốt cuộc đời của các người mẹ, trong đó có Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nguyệt, hiện sống tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế.
Mẹ VNAH Nguyễn Thị Nguyệt bên mảnh vườn nhỏ xanh tốt
Trải qua ba lần mang nặng đẻ đau, hai người con đầu của mẹ đã mất lúc nhỏ do cuộc sống quá khó khăn, ăn uống thiếu thốn, điều kiện thuốc men chữa trị không đầy đủ. Người con thứ ba, khi được 4 tuổi thì chồng đi tham gia cách mạng, mẹ một mình nuôi con. Thời gian thấm thoắt trôi, con trai mẹ đã trưởng thành và tham gia nhập ngũ…
Một mình trong căn nhà đơn sơ không có người thân bên cạnh, lại được tin từ xã báo về con trai đã hy sinh trong chiến dịch mùa xuân Mậu Thân năm 1968. Mẹ nghẹn ngào không biết chia sẻ cùng ai, với nỗi đau mất mát quá lớn khi con trai duy nhất đã hy sinh trong lúc chồng cũng đang tham gia cách mạng. Mẹ khóc, khóc mãi với nỗi đau xa chồng, mất con.
Thời gian trôi qua, nỗi đau đã vơi dần. Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại người chồng cũng đã trở về đoàn tụ gia đình. Mẹ được an ủi vì có người thân bên cạnh, được xóa đi một phần nỗi đau trong lòng. Và vào năm 1999, ông cũng đã đi xa mãi mãi, để lại mẹ một mình trong căn nhà vắng.
Với vóc dáng gầy guộc, lưng đã còng, nhưng mẹ luôn khỏe, vui vẻ, lạc quan, minh mẫn và rất nghị lực. Năm nay 94 tuổi, cái tuổi xưa nay hiếm có này đáng ra phải được con cháu chăm sóc, thế nhưng chỉ có một mình tự lo cho bản thân: đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, cuốc đất trồng khoai sắn… và đặc biệt là mẹ chưa bao giờ than phiền về khó khăn của mình.
Có lần, mẹ muốn biếu chúng tôi một ít sắn do mẹ trồng, sợ mẹ mệt, các chị em tự ra vườn nhổ sắn giúp mẹ, chúng tôi đang loay hoay nhổ thì mẹ xua tay: “Các con không biết nhổ đâu, để đấy mẹ làm!”. Mẹ nhổ những bụi sắn to lên một cách nhẹ nhàng với sự ngỡ ngàng của chúng tôi.
Mùa đông năm trước, chúng tôi về thăm mẹ trong cái lạnh tê người, mẹ chỉ mặc chiếc áo bà ba khoác thêm chiếc áo len mỏng và đi chân đất. Chúng tôi vì sợ mẹ ốm nên đã bảo mẹ phải mặc ấm và mang tất, mang dép vào. Mẹ bảo, mẹ được như vậy vì phải thường xuyên hoạt động và phải tập cho cơ thể chịu đựng với cái lạnh. Chúng tôi liếc mắt nhìn nhau vì đã mặc nhiều áo rất ấm. Khi xuống bếp, thấy nồi cơm bên bếp củi đang cháy, tôi hỏi mẹ: Sao không lấy nồi cơm điện nấu hả mẹ? Mẹ bảo, nấu nồi cơm điện cơm không ngon con ạ, thế này cơm có cháy 01 chút thơm và ngon hơn. Tết đến mẹ còn làm bánh thuẩn, bánh tét, bánh chưng dâng cúng tổ tiên. Chúng tôi thầm nghĩ, sau bao nhiêu mất mát thì ông trời cũng ban cho mẹ có nhiều sức khỏe, nghị lực, niềm tin để sống vui vẻ đến ngày hôm nay.
Mỗi lần chúng tôi về thăm, được mẹ chào đón với giọng nói rất rõ ràng, đôn hậu. Mẹ thường kể cho chúng tôi nghe nhiều về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với gia đình có công với cách mạng. Mẹ rất xúc động khi được mời tham dự lễ 1.000 năm Thăng Long tại Hà Nội, được thăm lăng Bác Hồ và tham quan các danh lam, thắng cảnh. Mẹ thật vui khi chứng kiến sự tiến bộ, phát triển, giàu đẹp của quê hương đất nước; mẹ luôn nâng niu những phần thưởng mà Đảng và Nhà nước trao tặng và luôn kể về sự quan tâm của các cấp, các ngành đã thường xuyên đến thăm hỏi, động viên mẹ. Mẹ luôn gởi lời cám ơn đến lãnh đạo ngành điện đã luôn thăm hỏi, phụng dưỡng mẹ lúc tuổi cao, sức yếu.
Mẹ VNAH Nguyễn Thị Nguyệt nói riêng và các Mẹ VNAH nói chung luôn là hình tượng đẹp đẽ nhất, sáng chói nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng của Tổ quốc. Cuộc đời mẹ chịu nhiều đau thương, mất mát như vậy nhưng mẹ vẫn luôn lạc quan, yêu cuộc sống. Nghĩ về tấm gương của mẹ, mỗi một chúng ta đều “cần có một tấm lòng”, cần phải cố gắng hơn nữa, phấn đấu hơn nữa trong công tác và trong cuộc sống. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Theo http://www.cpc.vn Các tin khác
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới,... |
| |
Trong các ngày từ 7-8/5/2016, Hội nghị Istanbul 2016 với chủ đề “Xem xét lại vấn đề bình đẳng giới và các xã hội hoà bình” đã diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan do Quỹ Nhà báo và Nhà văn... |
|
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, thời gian vận động bầu cử của người ứng cử được bắt đầu sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân... |
| |
Đó là ý kiến trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với phóng viên Báo Quân đội nhân dân và được Báo Quân đội nhân dân online đăng tải sáng nay... |
|
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công... |
| |
Không hiếm nữ doanh nhân ở Thừa Thiên Huế đã thành công trên lĩnh vực kinh doanh, khẳng định được vị thế trong thời kỳ hội nhập. |
|
Tại Việt Nam, một trong những danh sách của Forbes được chú ý nhất là Danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016.Người đầu tiên trong danh sách này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - ủy viên Bộ Chính trị, Phó... |
| |
Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là... |
|
Hình ảnh cô thợ dệt trong ca sản xuất có lẽ đã trở thành hình ảnh biểu trưng quen thuộc. Điều thú vị nhất có lẽ là một khẩu súng trường. Trong những năm chiến tranh, hủy diệt các nhà máy dệt là mục tiêu... |
| | |
Đại đội nữ dân quân pháo binh Ngư Thủy thành lập ngày 21-11-1967 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình. Đại đội lúc mới thành lập có 37 đồng chí, được phiên thành 3 trung đội: 1 trung đội chỉ huy (có một đài... |
| |
Cụ thể hóa chỉ tiêu thi đua phù hợp với từng đối tượng, sát thực tế, hướng vào thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức hội và của địa phương... là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền thực... |
|
|
Lượt truy cập - chuyên trang phụ nữ Truy cập tổng 225.546 Truy cập hiện tại 2.458
|